Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Liên Xô”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Lumiraty (thảo luận | đóng góp)
Lumiraty (thảo luận | đóng góp)
Dòng 356:
Trong nội bộ Liên Xô các [[mâu thuẫn dân tộc]] càng ngày càng sâu sắc. Tuy được chính quyền kiềm chế nhưng ở nhiều nước Cộng hòa (đặc biệt là ở ba nước cộng hòa Baltic – điểm đầu của sự phân rã Liên Xô sau này), dân địa phương không che giấu thái độ căm ghét người Nga và xuất hiện rất nhiều căng thẳng giữa các dân tộc giữa các nước Cộng hòa và trong nội bộ từng nước. Trong nội bộ các nước cộng sản [[Đông Âu]] tình cảm chống Liên Xô cũng được bộc lộ công khai. Năm [[1968]] Quân đội Xô viết đã phải can thiệp để ngăn cản [[Tiệp Khắc]] thoát khỏi tầm ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản và điều này càng làm gia tăng chủ nghĩa bài Nga trong dân chúng các nước Đông Âu, họ coi sự hiện diện của Liên Xô đã kìm hãm sự phát triển của dân tộc mình. Việc Liên Xô đem quân [[chiến tranh Afghanistan (1978–1992)|tiến vào Afghanistan]] ([[1979]]) và sa lầy tại đây lại càng làm nước này bị mất đi nguồn lực cho phát triển đất nước.
 
Chính quyền Xô Viết đã có cố gắng cải cách mà điển hình nhất là cố gắng [[cải cách kinh tế]] của thủ tướng [[Aleksei Nikolayevich Kosygin]] (''Алексей Николаевич Косыгин'') nhưng vì nhiều lý do mangbắt tínhnguồn từ hệ thống kinh tế - chính trị Liên Xô nên đã không thu được kết quả. Các mâu thuẫn càng ngày càng tích tụ và đến giữa những năm 1980 thì xã hội Xô viết đã ở tình trạng cần có một cải cách cơ bản sâu rộng.
 
Đến cuối những năm 1980, Liên Xô vẫn duy trì được vị thế [[siêu cường]] với [[nền kinh tế lớn thứ hai thế giới]] (chỉ kém Mỹ) với GDP theo [[sức mua tương đương]] đạt 2,66 nghìn tỷ USD (năm 1990), thu nhập bình quân đầu người đạt 9.500 USD<ref name="theodora.com">[http://www.theodora.com/wfb/1990/rankings/gdp_million_1.html GDP in 1990], 1990 CIA WORLD FACTBOOK</ref>. Tuy vẫn giữ thứ hạng cao, song nền kinh tế Liên Xô đã bộ lộ nhiều khiếm khuyết so với các nước phương Tây phát triển nhất gồm Mỹ, Nhật và Đức. Trong nền kinh tế tích tụ rất nhiều mâu thuẫn ảnh hưởng lớn lên xã hội và đó là nguyên nhân để Tổng bí thư Gorbachov tiến hành cải cách [[perestroika|cải tổ]] (''perestroika''), tuy nhiên cải cách chỉ tập trung vào cơ cấu chính trị trong khi không quan tâm đến cải cách mô hình kinh tế nên cuối cùng đã thất bại dẫn đến sự tan rã của Liên bang Xô Viết.