Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vi Hiền phi (Tống Huy Tông)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 50:
[[Tháng 4]], năm [[1142]], Vi thái hậu về [[Yên Sơn]]. Phu dịch người Kim uể oải vì thời tiết nóng nực, vừa đi vừa nghỉ. Vi thái hậu lo sợ giả bệnh, bề ngoài nói hoãn lại đến thu mới đi nhưng lại vay của [[Cao An Cư]] 3000 lạng vàng thưởng cho phu dịch để chúng nhanh chóng đưa mình về nam. Đường đi từ [[Đông Bình]], [[Thanh Hà]] đến [[Sở Châu]] là thuộc đất Tống.
 
Sau khi Vi thái hậu qua sông Hoài, Cao Tông hoàng đế cử [[Vương Thứ Ông]] làm Phụng nghênh sứ, An Lạc quận vương [[Vi Uyên]] là em Thái hậu cùng [[công chúa Tần Lỗ quốc]], [[công chúa Ngô quốc]] đến nghênh đón. Đích thân Cao Tông tới [[Lâm Bình]], đi theo còn có [[Tống Hiếu Tông|Phổ An quận vương]], tể chấp, lưỡng tĩnh, tam nha quản quân. Cao Tông gặp lại TháiHoàng thái hậu, vui mừng phát khóc, tể thần quân vệ đồng than hoan hô. Tháng 8, Vi thái hậu về [[Lâm An]], được bố trí ở Từ Ninh cung. Trong buổi nghênh đón Thái hậu đã dùng tới lễ nhạc. Về sau mỗi lần mừng thọ cho Thái hậu cũng dùng nhạc như vậy.
 
Năm [[1143]], trong cung khi đó không có [[hoàng hậu]], đình thần dâng biểu xin lập hoàng hậu, Cao Tông đích thân hỏi ý của Vi thái hậu. Vi thái hậu nói: ''Đây là chuyện nhà bệ hạ, ngoại đình không thể can dự vào''. Sau đó, Cao Tông lập Quý phi [[Ngô Thược Phân]] làm [[hoàng hậu]].
Dòng 64:
Trong những năm thời Cao Tông, triều đình xảy ra vụ án [[Nhu Phúc đế cơ án]] (柔福帝姬案).
 
[[Tống Huy Tông]] có một người con gái nhỏ tên là Hoàn Hoàn, được phong làm [[công chúa Nhu Phúc]]. Khi [[Bắc Tống]] diệt vong, công chúa theo hai đế Huy Tông và Khâm Tông lên đất Bắc, khi Cao Tông lên ngôi thì công chúa được một lão ni cô già phát hiện và đưa về phương Nam. Tống Cao Tông và một số nguyên lão trong triều xác nhận đúng là Nhu Phúc, vẫn cho làm công chúa như cũ, tuyển Cao Sĩ Niệu làm phò mã. Đến khi Vi thái hậu về nước, nghe tin đó thì sửng sốt nói: ''Nhu Phúc công chúa đã bệnh chết ở Kim, vậy còn Nhu Phúc nào nữa''.
 
Rồi triệu Tống Cao Tông vào hỏi rõ ngọn ngành. Cao Tông lệnh bắt Nhu Phúc đế cơ, giao cho [[Đại lý tự]] thẩm vấn, ép buộc Nhu Phúc phải nhận bản thân giả mạo. Cao Tông lệnh đánh chết đế cơ và lão ni ở chợ, phò mã Cao Sĩ Niệu do "không biết chuyện" nên chỉ bị lột hết chức tước. Về sau Vi thái hậu kể lại việc của Khâm Tông hoàng đế, Cao Tông hoàng đế nghe xong tỏ vẻ không vui, nên Thái hậu không nhắc đến nữa.
 
== Tham khảo ==