Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Năng lượng thủy triều”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 177:
 
Các yếu tố tải trọng cao, do thực tế rằng nước có mật độ dày đặc hơn 800 lần so với không khí và bản chất dự đoán và đáng tin cậy của thủy triều so với gió làm cho năng lượng thủy triều đặc biệt hấp dẫn cho việc sản xuất điện năng. Giám sát tình trạng hoạt động của các thiết bị là chìa khóa để khai thác nguồn năng lượng này một cách hiệu quả về mặt chi phí.
==Dự án điện thuỷ triều ở Việt Nam==
Theo đánh giá của các nhà khoa học, vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu có mật độ năng lượng thủy triều lớn nhất, nhưng khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng lại có tiềm năng phát triển nguồn điện này nhiều nhất Việt Nam.
Kết quả đánh giá của Viện Khoa học Năng lượng Việt Nam, Việt Nam có tiềm năng khai thác nguồn năng lượng thủy triều cao bởi có rất nhiều vũng, vịnh, cửa sông, đầm phá và đặc biệt là có đường bờ biển dài trên 3.200km.
 
Khu vực Quảng Ninh, mật độ năng lượng thủy triều đạt khoảng 3,7 GWh/km2, Nghệ An khoảng 2,5 GWh/ km2 và giảm dần đến khu vực Thừa Thiên Huế với 0,3 GWh/ km2. Về phía Nam, Phan Thiết là 2,1 GWh/ km2, Bà Rịa - Vũng Tàu với 5,2 GWh/ km2.
 
Với đặc điểm địa hình và chế độ thủy triều, vùng biển Đông Bắc thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh và TP. Hải Phòng là khu vực có tiềm năng phát triển điện thủy triều lớn nhất nước, với công suất lắp máy có thể lên đến 550MW, chiếm 96% tiềm năng kỹ thuật nguồn điện thủy triều của Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn năng lượng này chưa được quan tâm khai thác, mới ở giai đoạn nghiên cứu sơ khai, chưa có những ứng dụng cụ thể phát điện từ nguồn năng lượng này <ref>{{cite web|url=http:// http://nangluongvietnam.vn/news/vn/dien-hat-nhan-nang-luong-tai-tao/tiem-nang-phat-trien-dien-thuy-trieu-lon-nhat-nuoc.html|title=Tiềm năng phát triển điện thuỷ triều lớn nhất nước| author=Minh Cường |accessdate=25 May 2018|deadurl=no|df=}}</ref>.
[[File: IMG_2154.jpg|thumb|right| Ông Nicola nói Việt Nam có tiềm năng về năng lượng thủy triều, loại năng lượng không bao giờ cạn kiệt. Ảnh: Song Anh.]]
Ông Nicola Giorgio Morrone, người sáng lập Helios Gem, một công ty chuyên về điện thủy triều của Cộng hòa Pháp cho biết tin trên tại buổi làm việc với Hội đồng Khoa học - Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, ngày 17/10, tại Hà Nội.
Ông Nicola Giorgio Morrone cho biết, Việt Nam có tài nguyên biển rất lớn, với hơn 3000 km bờ biển. Helios Gem đã khảo sát và xác định được 5 khu vực, kéo dài khoảng 700 km, có thể phát triển năng lượng biển và có thể đạt được công suất bằng 3 nhà máy điện hạt nhân.
Khắc phục tính không liên tục ở hầu hết các nguồn điện, điện thủy triều không chỉ cung cấp năng lượng mà còn cung cấp một cách liên tục, không gián đoạn. Mỗi một kWh điện sản xuất được đều được mua bởi người tiêu dùng, không có tổn thất.
Việc liên kết với 2 doanh nghiệp lớn của Nhật Bản và Canada để tạo ra và lưu giữ năng lượng thủy triểu là cơ sở để Helios Gem trình bày công nghệ điện thủy triều với Ngân hàng Thế giới tại Mỹ. WB cũng đã đồng ý cấp tài chính để thực hiện các dự án phát triển năng lượng biển, tỷ lệ cấp vốn là 40%.
“Bây giờ, Helios Gem muốn mang công nghệ khai thác năng lượng biển mới, hiện đại và thân thiện mới môi trường đến Việt Nam, nên mong được Hiệp hội Năng lượng Việt Nam giúp đỡ, tạo điều kiện để có thể phát triển được nguồn năng lượng này tại Việt Nam”, ông Nicola Giorgio Morrone nói.
“Qua các kênh của Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, chúng tôi sẽ giới thiệu công nghệ điện thủy triều của Helios Gem đến các hội viên, các doanh nghiệp ngành năng lượng của Việt Nam để giúp hai bên có cơ hội hợp tác, phát triển nguồn năng lượng này” PGS.TS Nguyễn Minh Duệ nói<ref>{{cite web|url=http:// http:// http://nangluongvietnam.vn/news/vn/dien-hat-nhan-nang-luong-tai-tao/nang-luong-tai-tao/dien-thuy-trieu-o-viet-nam-tai-sao-khong.html|title=Điện thuỷ triều ở Việt Nam: Tại sao không?|author=Song Anh |accessdate=25 May 2018|deadurl=no|df=}}</ref>.