Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thần thoại Hy Lạp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
{{Thần thoại Hy Lạp}}
{{Văn hóa Hy Lạp}}
'''Thần thoại Hy Lạp''' là tập hợp những [[thần thoại|huyền thoại]] và truyền thuyết của người [[Hy Lạp cổ đại]] liên quan đến các [[Danh sách các nhân vật thần thoại Hy Lạp|vị thần]], các anh hùng, [[vũ trụ học|bản chất của thế giới]], và nguồn gốc cũng như ý nghĩa của các tín ngưỡng, nghi lễ tôn giáo của họ. Chúng là một phần của [[tôn giáo Hy Lạp cổ đại]] và nay là một phần của một tôn giáo hiện đại lưu hành ở Hy Lạp và trên thế giới gọi là ''[[Phong trào tái dựng đa thần giáo Hy Lạp|Hellenismos]]''. Các học giả hiện đại tham khảo và nghiên cứu các truyện thần thoại này để rọi sáng vào các thể chế tôn giáo, chính trị Hy Lạp cổ đại, [[nền văn minh Hy Lạp|nền văn minh của nó]] cũng như để tìm hiểu về bản thân sự hình thành huyền thoại<ref name="Helios">{{citeChú encyclopediathích bách khoa toàn thư|title=Volume: Hellas, Article: Greek Mythology|encyclopedia=Encyclopaedia The Helios|year=1952}}</ref>.
 
Thần thoại Hy Lạp được thể hiện rõ ràng trong tập hợp đồ sộ những truyện kể, và trong các tác phẩm nghệ thuật tượng trưng Hy Lạp, chẳng hạn các tranh vẽ trên bình gốm và các đồ tế lễ. Thần thoại Hy Lạp cố gắng giải thích nguồn gốc của thế giới, và kể tỉ mỉ về cuộc đời và các cuộc phiêu lưu của một tập hợp đa dạng những vị thần, nữ thần, anh hùng và những sinh vật thần thoại. Những truyện kể này đầu tiên được truyền miệng bằng thơ ca; ngày nay các thần thoại Hy Lạp chủ yếu được biết thông qua [[văn học Hy Lạp]].
Dòng 8:
Những tư liệu văn học Hy Lạp lâu đời nhất được biết, hai [[sử thi|anh hùng ca]] [[Iliad]] và [[Odýsseia]] của [[Hómēros]], tập trung vào các sự kiện liên quan tới [[Chiến tranh thành Troia|Cuộc chiến thành Troia]]. Hai trường ca của người gần như cùng thời với Hómēros là [[Hēsíodos]], ''[[Thần phả (trường ca)|Thần phả]]'' và ''Công việc và Ngày'', chứa những ghi chép về nguồn gốc của thế giới, sự kế tục quyền lực của các vị thần, các thế hệ loài người, nguồn gốc các tai họa của con người cũng như gốc tích của các nghi lễ hiến tế. Những truyện thần thoại cũng được bảo tồn trong các bài ca cùng thời Hómēros (''Homeric Hymns''), các đoạn của "Tập Anh hùng ca" (''Epikos Kyklos'') liên quan tới chiến tranh Troia, các vở [[bi kịch]] ở thế kỉ V trước CN, các bài viết và thơ của các học giả [[Hy Lạp thời kỳ Hy Lạp hóa|thời Hy Lạp hóa]] và cả các tài liệu trong thời đại [[đế quốc La Mã]] bởi các nhà văn như [[Plutarchus]] và [[Pausanias]].
 
Các phát hiện khảo cổ học là một nguồn cung cấp nữa về các chi tiết trong thần thoại Hy Lạp, với các thần và anh hùng được mô tả nổi bật trong trang trí của nhiều đồ tạo tác. Các họa tiết trên đồ gốm của thế kỷ VIII trước CN mô tả những cảnh trong cuộc chiến thành Troia cũng như các kỳ công của Herakles, nhiều trong số đó có niên đại sớm hơn các tư liệu văn học trong cùng chủ đề<ref name="Br">{{citeChú encyclopediathích bách khoa toàn thư|title=Greek Mythology|encyclopedia=[[Encyclopædia Britannica]]|year=2002}}</ref>. Thần thoại Hy Lạp đã có một ảnh hưởng bao trùm trên văn hóa, văn học, nghệ thuật phương Tây và vẫn duy trì như một phần của di sản và ngôn ngữ phương Tây. Nhiều nhà thơ và nghệ sĩ từ các thời kỳ từ cổ đại tới hiện đại đã lấy cảm hứng từ thần thoại Hy Lạp và khám phá những ý nghĩa và tính thích đáng đương thời trong những chủ đề thần thoại này<ref>J.M. Foley, ''Hómēros Simpson's Traditional Art'', 43</ref>.
 
== Nguồn tư liệu ==
Dòng 75:
Những hình ảnh lưu lại trên đồ gốm và các tác phẩm nghệ thuật tôn giáo được diễn giải, và có lẽ thường bị diễn giải sai trong những sự tích và huyền thoại đa dạng. Một vài đoạn của những công trình này tồn tại trong những trích dẫn các triết gia tân-Plato (''neoplanist'') và các mẩu giấy [[giấy cói|papyrus]] được khai quật gần đây. Một trong những mẩu này, [[Derveni papyrus]], nay chứng tỏ rằng ít nhất ở thế kỷ V trước CN một bài thơ thần phả-khởi thủy của Orpheus đã tồn tại<ref name="BurkertBetegh">W. Burkert, ''Greek Religion'', 236<br />* G. Betegh, ''The Derveni Papyrus'', 147</ref>.
 
Những nhà vũ trụ luận triết học đầu tiên đã phản ứng lại, hoặc đôi khi xây dựng trên, các quan niệm thần thoại phổ biến vốn tồn tại trong thế giới Hy Lạp một thời gian. Một vài trong số các quan niệm này có thể lượm lặt từ thơ ca của Hómēros và Hēsíodos. Trong sử thi Hómēros, Trái Đất được xem như một đĩa phẳng trôi nổi trên con sông của [[Oceanus]] và bao phủ bởi một bầu trời dạng bán cầu với mặt trời, Mặt Trăng, và các ngôi sao. Mặt trời ([[Helios]]) đi ngang qua bầu trời như một người đánh xe và chèo quanh Trái Đất trong một cái bát bằng vàng ban đêm. Mặt Trời, Trái Đất, bầu trời, con sông và làn gió có thể xuất hiện trong những lời cầu nguyện và được gọi lên để tuyên thệ. Các rạn nứt tự nhiên thông thường được coi như những lối vào cung điện dưới mặt đất của Hades và các tiền bối của ông, cung điện của người chết<ref name="BrAlga">{{citeChú encyclopediathích bách khoa toàn thư|title=Greek Mythology|encyclopedia=Encyclopædia Britannica|year=2002}}<br />* K. Algra, ''The Beginnings of Cosmology'', 45</ref>. Những ảnh hưởng từ những văn hóa khác cũng luôn luôn tạo ra những chủ đề mới.
 
====Các vị thần Hy Lạp====
Dòng 81:
[[Tập tin:Leda - after Michelangelo Buonarroti.jpg|nhỏ|Zeus, cải trang thành một con [[thiên nga]], quyến rũ [[Leda (thần thoại)|Leda]], nữ hoàng [[Sparta]]. Một bản sao thế kỷ XVI từ một bức tranh đã mất của [[Michelangelo]].]]
 
Theo thần thoại thời kì Cổ điển, sau khi đẩy lùi các Titan, chư thần mới của các nam thần và nữ thần được xác lập. Trong số các vị thần Hy Lạp chính có các vị thần Olympia, tức những thần cư trú trên đỉnh [[Núi Ólympos|Olympus]] dưới sự quản lý của Zeus. (Giới hạn số lượng các thần này ở con số 12 dường như là một ý tưởng tương đối hiện đại<ref name="Stoll8">H.W. Stoll, ''Religion and Mythology of the Greeks'', 8</ref>). Bên cạnh các thần Olympia, người Hy Lạp còn tôn thờ rất nhiều các vị thần đồng nội, thần satyr [[Pan (thần thoại|Pan]], các [[Nymph]] (các linh hồn của sông ngòi), các [[Nữ thần nước|Naiad]] (sống ở các khe suối), các [[Dryad]] (linh hồn cây), các [[Nữ thần biển|Nereid]] (cư ngụ ở biển), các thần sông, các [[Satyr]], và nhiều vị khác. Thêm vào đó, có các thế lực bóng tối ở âm phủ, như các [[Erinyes]] (hay Cuồng nộ), được cho là luôn truy đuổi những người phạm trọng tội với người có quan hệ máu mủ<ref name="BrRel">{{citeChú encyclopediathích bách khoa toàn thư|title=Greek Religion|encyclopedia=Encyclopædia Britannica|year=2002}}</ref>. Để vinh danh chư thần Hy Lạp cổ, các nhà thơ sáng tác các ‘’Bài ca Hómēros’’ (một tập hợp 33 bài ca)<ref name="Cashford174">J. Cashford, ''The Homeric Hymns'', vii</ref>. [[Gregory Nagy]] coi "những bài ca Hómēros như những khúc dạo đầu đơn giản (so với ''Thần phả''), mỗi bài khấn cầu một vị thần"<ref name="Nagy54">G. Nagy, ''Greek Mythology and Poetics'', 54</ref>.
 
Trong tập hợp đồ sộ các huyền thoại và truyền thuyết mà thần thoại Hy Lạp chứa đựng, các vị thần bản địa đối với dân Hy Lạp được mô tả có cơ thể căn bản như người nhưng được lý tưởng hóa. Theo [[Walter Burkert]], đặc tính xác định của thuyết nhân hình (''anthropomorphism'') Hy Lạp đó là "những vị thần Hy Lạp là những cá nhân, không phải những sự trừu tượng, như tư tưởng hay quan niệm"<ref name="Burkert182">W. Burkert, ''Greek Religion'', 182</ref>. Bất kể dưới hình thức nền tảng nào, các vị thần Hy Lạp cổ luôn có những năng lực phi thường: đáng chú ý nhất, các vị thần không bị bệnh tật, và họ không thể bị thương trừ trong những hoàn cảnh hi hữu. Những người Hy Lạp xem tính bất tử như đặc trưng phân biệt của các vị thần; tính bất tử này, cũng sự trẻ trung vĩnh viễn, được đảm bảo bởi việc sử dụng liên tục ''nectar'' và ''ambrosia'' - những đồ ăn thức uống của riêng các vị thần, khiến cho dòng máu thần thánh được thay mới trong huyết quản của họ<ref name="Stoll4">H.W. Stoll, ''Religion and Mythology of the Greeks'', 4</ref>.
Dòng 114:
[[Tập tin:Antonio del Pollaiolo - Ercole e l'Idra e Ercole e Anteo - Google Art Project.jpg|nhỏ|''Hercules chiến đấu với quái vật [[Hydra]]'' được vẽ khoảng năm 1475 bởi [[Antonio del Pollaiuolo]]]]
 
Một số học giả tin rằng đằng sau huyền thoại phức tạp về Heracles hẳn phải có một người đàn ông có thực, có lẽ là một tù trưởng-chư hầu của vương quốc [[Argos]] <ref name="Rose10">H. J. Rose, ''A Handbook of Greek Mythology'', 10</ref>. Một số người cho rằng truyện kể về Heracles là một phúng dụ về sự dịch chuyển hàng năm của mặt trời qua mười hai chòm sao [[Hoàng Đạo]]<ref name="Dupuis">C. F. Dupuis, ''The Origin of All Religious Worship'', 86</ref>. Những người khác đề cập tới những nền văn hóa khác, chỉ ra rằng câu chuyện về Herakles là một chuyển thể địa phương của các thần thoại anh hùng đã có từ trước. Theo truyền thống, Herakles là con trai của Zeus và [[Alcmene]], cháu gái của [[Perseus]]<ref name="BrHer">{{citeChú encyclopediathích bách khoa toàn thư|title=Heracles|encyclopedia=Encyclopædia Britannica|year=2002}}</ref>. Những kì tích đơn độc và phi thường của ông, với nhiều chủ đề thuộc về truyện dân gian của chúng, cung cấp nhiều nguyên liệu cho truyền thuyết phổ biến. Ông được khắc họa như một người dâng tế, được đề cập như người lập ra các ban thờ, và được tưởng tượng là một kẻ phàm ăn; đây là vai trò ông xuất hiện trong hài kịch, trong khi kết thúc bi thảm của ông cung cấp nhiều chất liệu cho bi kịch - vở ''[[Heracles (Euripides)|Heracles]]'' được Thalia Papadopoulou xem như "một vở kịch có nghĩa to lớn trong việc nghiên cứu những vở kịch khác của Euripides"<ref name="PapadopoulouBurkert">W. Burkert, ''Greek Religion'', 211; T. Papadopoulou, ''Heracles and Euripidean Tragedy'', 1</ref>. Trong văn học nghệ thuật, Herakles được thể hiện như một người đàn ông khỏe mạnh phi thường với chiều cao trung bình; vũ khí đặc trưng của ông là cây cung nhưng cũng thường xuất hiện cây chùy. Các tranh trên bình vại chứng tỏ sự phổ biến vô song của Herakles, cuộc chiến đấu với sư tử được mô tả hàng trăm lần<ref name="Burkert211">W. Burkert, ''Greek Religion'', 211</ref>.
 
Herakles cũng đi vào sự thờ cúng và thần thoại của người [[Văn minh Etrusca|Etrusca]] và [[Đế quốc La Mã|La Mã]], và câu cảm thán "mehercule" <ref>Nghĩa đen là ''bởi Hercules'', tỏ ý kinh ngạc</ref> cũng quen thuộc với những người La Mã như câu "Herakleis" trong tiếng Hy Lạp<ref name="Burkert211" />. Ở [[Ý|Italia]] ông còn được thờ như một vị thần của thương nhân, mặc dù có những người khác cầu xin ông những ân huệ riêng ban may mắn hoặc cứu vớt khỏi hiểm nguy<ref name="BrHer" />.
Dòng 123:
 
====Những anh hùng trên tàu Argo====
{{DetailsChi tiết|Argonaut}}
 
Trường ca anh hùng duy nhất về thời Hy Lạp hóa còn tồn tại, ''[[Argonautica]]'' của Apollonius xứ Rhodes (nhà thơ sử thi, học giả, và lãnh đạo của [[Thư viện Alexandria]]) kể về các huyền thoại về chuyến phiêu lưu của [[Jason (thần thoại)|Jason]] và những người đồng hành trên tàu Argo, được gọi là những ''Argonaut'', để giành lại [[Bộ Lông Cừu Vàng]] từ miền đất [[Colchis]] thần thoại. Trong ''Argonautica'', Jason bị bắt buộc phải tiến hành cuộc truy tìm bởi vị vua tiếm ngôi [[Pelias]], người nhận một lời sấm rằng một người đàn ông với một chiếc dép sẽ trừng phạt ông. Jason mất chiếc dép ở một dòng sông, đến trước triều đình của Pelias, và anh hùng ca bắt đầu. Gần như mọi thành viên của thế hệ những anh hùng tiếp theo, cũng như Herakles, đã tham gia cùng Jason trên con tàu Argo để tìm về Bộ Lông Cừu Vàng. Thế hệ này cũng bao gồm [[Theseus]], người từng đi tới [[Kríti|Crete]] để giết quái vật [[Minotaur]]; [[Atalanta]], một nữ anh hùng; và [[Meleager]], người kết liễu con lợn rừng xứ Calydon. [[Pindar]], [[Apollonius của Rhodes|Apollonius]] và ''Bibliothēkē '' đã cố gắng đưa ra những danh sách đầy đủ về các Argonaut<ref name="ApApPin">Apollodorus, ''Library and Epitome'', 1.9.[http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Perseus%3Atext%3A1999.01.0022;query=section%3D%2363;layout=;loc=1.9.17 16]; Apollonius, ''Argonautica'', I, [http://www.sacred-texts.com/cla/argo/argo00.htm 20ff]; Pindar, ''Pythian Odes'', Pythian 4.[http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?lookup=Pind%2e+P%2e+4%2e171ff%2e 1]</ref>.
 
Mặc dù Apollonius viết bài ca của mình vào thế kỉ thứ ba trước CN, những bộ phận cấu thành câu chuyện về các Argonaut xuất hiện sớm hơn ''Odýsseia'', thiên anh hùng ca cho thấy sự gần gũi với những chiến công của Jason (sự lưu lạc của [[Odysseus (thần thoại)|Odysseus]] có thể một phần dựa trên đó)<ref name="BrArgGr">{{citeChú encyclopediathích bách khoa toàn thư|title=Argonaut|encyclopedia=Encyclopædia Britannica|year=2002}}; P. Grimmal, ''The Dictionary of Classical Mythology'', 58</ref>. Trong thời kì cổ đại chuyến viễn chinh này được xem như một sự thực lịch sử, một tình tiết trong sự mở cửa [[Biển Đen]] đối với thương mại và công cuộc thực dân hóa Hy Lạp<ref name="BrArg">{{citeChú encyclopediathích bách khoa toàn thư|title=Argonaut|encyclopedia=Encyclopædia Britannica|year=2002}}</ref>. Câu chuyện về các Argonaut cũng đặc biệt phổ biến (tương tự như huyền thoại Herakles), tạo nên một tập hợp truyện kể mà một số những nhân vật truyền kì địa phương gắn với nó. Đặc biệt, câu chuyện về [[Medea]] thu hút trí tưởng tượng của các nhà thơ viết bi kịch<ref name="Grimmal58">P. Grimmal, ''The Dictionary of Classical Mythology'', 58</ref>.
 
====Nhà Atreus và huyền thoại thành Thebes====
Dòng 141:
:''Để biết thêm chi tiết về chủ đề này, xem [[Chiến tranh thành Troia|Cuộc chiến thành Troia]] và [[Tập Anh hùng ca]]''
 
Thần thoại Hy Lạp lên tới đỉnh điểm trong Chiến tranh Troia, cuộc chiến giữa những người Hy Lạp và thành [[Troia]], và hậu quả của nó. Trong các tác phẩm của Hómēros, như ''Iliad'', các truyện kể chính đã có hình dạng và chất liệu còn các chủ đề riêng được trau chuốt sau đó, đặc biệt trong kịch Hy Lạp. Chiến tranh Troia cũng thu hút sự quan tâm to lớn trong văn hóa [[Đế quốc La Mã|La Mã]] bởi câu chuyện về [[Aeneas]], một anh hùng Troia, người tiến hành một cuộc hành trình từ Troia dẫn tới sự thành lập thành phố mà sau này có ngày trở thành thành La Mã, như được thuật lại trong ''[[Aeneid]]'' của Virgilius (Quyển II trong tập này chứa những ghi chép nổi tiếng nhất vế sự cướp phá thành Troia)<ref name="HeliosBr">{{citeChú encyclopediathích bách khoa toàn thư|title=Trojan War|encyclopedia=Encyclopaedia The Helios|year=1952}}; {{citeChú encyclopediathích bách khoa toàn thư|title=Troy|encyclopedia=Encyclopædia Britannica|year=2002}}</ref>. Cuối cùng có hai ngụy biên niên sử được viết bằng tiếng La Tinh lưu truyền dưới tên [[Dictys Cretensis]] và [[Dares Phrygius]]<ref>J. Dunlop, ''The History of Fiction'', 355</ref>.
 
''Tập Anh hùng ca'' (Epikos Kyklos), một tuyển tập các sử thi anh hùng, bắt đầu với những sự kiện dẫn đến chiến tranh: [[Eris (thần thoại)|Eris]] và [[quả táo vàng]] của Kallisti, [[sự phân xử của Paris]], vụ bắt cóc [[Helen thành Troia|Helen]], lễ hiến tế [[Iphigenia]] ở [[Avlida|Aulis]]. Để lấy lại Helen, những người Hy Lạp thực hiện một chuyến viễn chinh vĩ đại dưới quyền tổng chỉ huy của anh trai [[Menelaus]], Agamemnon, vua của Argos hay [[Mycenae]], nhưng những người Troia từ chối trả lại Helen. ''Iliad'', được đặt trong bối cảnh năm thứ mười của cuộc chiến, kể về mối bất hòa giữa Agamemnon và Achilles, người là chiến binh Hy Lạp ưu tú nhất, và cái chết nối tiếp nhau của người bạn yêu dấu của Achilles là [[Patroclus]] và con út của vua Troia [[Priam]], [[Hector]]. Sau cái chết của Hector, Troia được hỗ trợ thêm bởi hai đồng minh bên ngoài, [[Penthesilea]] - nữ hoàng của bộ lạc [[chiến binh Amazon|Amazon]], và [[Memnon (thần thoại)|Memnon]], vua của [[Ethiopia]] và con trai của nữ thần bình minh [[Eos]]<ref name="TrBr">{{citeChú encyclopediathích bách khoa toàn thư|title=Troy|encyclopedia=Encyclopædia Britannica|year=2002}}</ref>. Achilles tiêu diệt cả hai người, nhưng Paris đã giết Achilles với một mũi tên cắm vào gót chân, phần duy nhất của cơ thể ông có thể bị thương tổn của bởi vũ khí con người. Trước khi chiếm được Troia, những người Hy Lạp phải chiếm được bức tượng gỗ (gọi là ''Palladium'') Pallas Athena bảo vệ sự tồn vong của thành phố. Cuối cùng, với sự giúp đỡ của Athena, họ xây dựng [[Con ngựa thành Troia|Con ngựa gỗ thành Troia]]. Bất chấp những sự cảnh báo của con gái Priam là [[Cassandra]], dân chúng Troia bị thuyết phục bởi [[Sinon]], một người Hy Lạp giả vờ đào ngũ, đã đem con ngựa gỗ khổng lồ vào trong bức tường thành Troia để hiến cho Athena; thầy tư tế Laocoon, người cố gắng tiêu hủy con ngựa, đã bị giết bởi những con rắn biển. Vào ban đêm người Hy Lạp hành quân trở lại, và lính Hy Lạp từ trong con ngựa chui ra mở cổng thành. Trong cuộc cướp phá triệt để sau đó, Priam và những con trai còn lại bị giết; những người phụ nữ bị bắt làm nô lệ ở nhiều thành bang Hy Lạp khác nhau. Những chuyến hành trình hồi hương của những chỉ huy quân Hy Lạp (bao gồm những chuyến lưu lạc của [[Odysseus (thần thoại)|Odysseus]] và Aeneas, và sự sát hại Agamemnon) được kể trong hai anh hùng ca, ''[[Nostoi]]'' (''Những cuộc trở về'') đã thất lạc và ''Odýsseia'' của Hómēros <ref name="HeliosTr">{{citeChú encyclopediathích bách khoa toàn thư|title=Trojan War|encyclopedia=Encyclopaedia The Helios|year=1952}}</ref>. Tập anh hùng ca Troia cũng bao gồm những cuộc phiêu lưu của thế hệ con cháu những người tham chiến ở Troia (ví dụ như [[Orestes (thần thoại)|Orestes]] và [[Telemachus]])<ref name="TrBr"/>.
 
Cuộc chiến thành Troia cung cấp rất nhiều chủ đề và trở thành nguồn cảm hứng chính cho các nghệ sĩ Hy Lạp cổ đại (chẳng hạn các phù điêu ở [[Đền Parthenon|Parthenon]] mô tả vụ cướp thành Troia); sự ưa chuộng đối với các chủ đề xuất phát từ tập anh hùng ca Troia trong nghệ thuật chỉ ra tầm quan trọng của nó đối với văn minh Hy Lạp<ref name="HeliosTr"/>. Tập anh hùng ca thần thoại tương tự cũng đã gây cảm hứng cho một loạt các tác phẩm văn học châu Âu về sau. Ví dụ, các tác giả châu Âu Trung cổ về Troia, không tiếp cận Hómēros từ tác phẩm gốc, đã tìm thấy trong truyền thuyết về Troia một nguồn truyện kể anh hùng và lãng mạn dồi dào và một khuôn khổ thuận tiện phù hợp với những lý tưởng phong nhã và thượng võ - tinh thần hiệp sĩ - của họ. Các tác giả thế kỷ XII, như [[Benoît de Sainte-Maure]] (''Roman de Troie'' [1154–60]) và [[Joseph of Exeter]] (''De Bello Troiano'', 1183]) mô tả cuộc chiến trong khi viết lại phiên bản chuẩn họ tìm thấy trong ''Dictys'' và ''Dares''. Do đó học theo lời khuyên của [[Horace]] và ví dụ của Virgilius, họ viết lại một bài ca về Troia thay vì kể lại một thứ hoàn toàn mới mẻ<ref>D. Kelly, ''The Conspiracy of Allusion'', 121</ref>.
Dòng 168:
 
=== Chủ nghĩa duy lý thời Hy Lạp hóa và La Mã ===
Trong thời kỳ [[Hy Lạp thời kỳ Hy Lạp hóa|Hy Lạp hóa]], thần thoại giữ thanh thế về tri thức tinh hoa, đánh dấu những người sở hữu nó thuộc về một giai cấp nào đó. Cùng thời điểm đó, sự trở lại hoài nghi của thời đại Cổ điển trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết<ref name="Gale89">M.R. Gale, ''Myth and Poetry in Lucretius'', 89</ref>. Nhà ghi chép thần thoại [[Euhemerus]] thiết lập nên truyền thống tìm kiếm những cơ sở lịch sử thực sự cho các nhân vật và sự kiện thần thoại<ref name="BrEuh">{{citeChú encyclopediathích bách khoa toàn thư|title=Eyhemerus|encyclopedia=Encyclopædia Britannica|year=2002}}</ref>. Mặc dù công trình gốc của ông (''Hiera Anagraphê'', tức "Lịch sử thiêng liêng") bị thất lạc, nhưng nó được biết đến thông qua những gì được ghi chép bởi Diodorus và [[Lactantius]]<ref>R. Hard, ''The Routledge Handbook of Greek Mythology'', 7</ref>.
 
Sự chú giải duy lý về huyền thoại trở nên phổ biến chưa từng có dưới thời [[Đế quốc La Mã]], nhờ các lý thuyết duy vật của triết học [[chủ nghĩa khắc kỉ|khắc kỉ]] và [[chủ nghĩa khoái lạc|khoái lạc]]. Những người khắc kỉ đưa ra các giải thích về các vị thần và anh hùng như những hiện tượng vật lý, trong khi những người theo thuyết thần thoại lịch sử của Euhemerus [[lý giải]] họ như những nhân vật lịch sử. Đồng thời, những người khắc kỉ và những người theo phái tân Plato (''neoplatonists'') khuyến khích ý nghĩa đạo đức của truyền thống thần thoại, thường dựa trên những từ nguyên Hy Lạp<ref name="Chance69">J. Chance, ''Medieval Mythography'', 69</ref>. Thông qua thông điệp của Epicurus, [[Lucretius]] đã tìm cách loại trừ những nỗi sợ hãi mê tín trong tâm trí những đồng bào của ông<ref name="Walshxxvi">P.G. Walsh, ''The Nature of Gods (Introduction), xxvi</ref>. Ngay cả [[Titus Livius|Livius]] cũng tỏ ra hoài nghi về truyền thống thần thoại và tuyên bố rằng ông không định thẩm xét những huyền thoại như vậy<ref name="Gale88">M.R. Gale, ''Myth and Poetry in Lucretius'', 88</ref>. Thách thức với những người La Mã có một ý thức biện hộ và mạnh mẽ về truyền thống tôn giáo là bảo vệ truyền thống đó trong khi phải thừa nhận rằng nó thường là mảnh đất màu mỡ cho sự mê tín. Nhà khảo cổ [[Marcus Terentius Varro|Varro]], người coi tôn giáo là một thể chế của loài người với tầm quan trọng to lớn trong sự bảo tồn những điều thiện trong xã hội, dành nghiên cứu nghiêm khắc cho nguồn gốc của các tín ngưỡng tôn giáo. Trong ''Antiquitates Rerum Divinarum'' (đã không còn tồn tại, nhưng được cuốn ''[[Thành phố tâm linh|Thành phố của Chúa]]'' của [[Augustinô thành Hippo|Augustinô]] nhắc lại cách tiếp cận tổng quát), Varro lập luận rằng trong khi những người mê tín sợ các vị thần, những người tín ngưỡng thực sự lại tôn kính họ như cha mẹ<ref name="Walshxxvi"/>. Trong công trình của mình ông phân biệt ba loại thần thánh:
Dòng 193:
{{xem thêm|Thần thoại học so sánh}}
 
Sự phát triển của thần thoại học so sánh trong thế kỷ XIX, cùng với những khám phá dân tộc học trong thế kỷ XX, đã thiết lập nên khoa học về thần thoại, hay [[thần thoại|thần thoại học]]. Kể từ thời Lãng mạn, tất cả những nghiên cứu về thần thoại đều mang tính so sánh. [[Wilhelm Mannhardt]], [[James George Frazer]], và [[Stith Thompson]] sử dụng cách tiếp cận so sánh để thu thập và phân loại các chủ đề văn hóa dân gian (folklore) và thần thoại<ref name="Brmyth">{{citeChú encyclopediathích bách khoa toàn thư|title=myth|encyclopedia=Encyclopædia Britannica|year=2002}}</ref>. Năm 1871 [[Edward Burnett Tylor]] xuất bản cuốn ''Primitive Culture'' (Văn hóa Nguyên thủy), trong đó ông áp dụng phương pháp so sánh và cố gắng giải thích nguồn gốc và sự tiến hóa của tôn giáo<ref name="AllenSegal">D. Allen, ''Structure and Creativity in Religion'', 9<br />* Robert A. Segal, ''Theorizing about Myth'', 16</ref>. Cách Tylor áp dụng trong nghiên cứu về văn hoá vật chất, các nghi thức và huyền thoại của các nền văn hóa cách biệt hẳn nhau đã ảnh hưởng tới [[Carl Jung]] và [[Joseph Campbell]]. [[Max Müller]] áp dụng khoa học mới về thần thoại học so sánh vào nghiên cứu thần thoại, trong đó ông phát hiện những tàn dư đã biến dạng của tín ngưỡng tự nhiên của người [[Aryan]]. [[Bronisław Malinowski]] nhấn mạnh vào cách thức thần thoại thực hiện các chức năng xã hội thông thường. [[Claude Lévi-Strauss]] và những nhà [[cấu trúc luận]] khác so sánh những mô hình và những mối quan hệ hình thức trong thần thoại trên khắp thế giới<ref name="Brmyth"/>.
 
[[Sigmund Freud]] đã giới thiệu một quan niệm sinh học và xuyên lịch sử (transhistorical) về con người và một quan điểm xem thần thoại như một cách biểu đạt những tư tưởng bị dồn nén. Cách diễn giải giấc mơ là nền tảng của cách diễn giải thần thoại Freud và quan niệm của Freud về việc nằm mơ thừa nhận tầm quan trọng của những mối quan hệ ngữ cảnh đối với sự diễn giải bất kì yếu tố riêng rẽ nào trong một giấc mơ. Đề xuất này tìm thấy một sự xích lại gần nhau quan trọng giữa các cách tiếp cận cấu trúc luận và phân tâm học đối với huyền thoại trong tư tưởng của Freud<ref>R. Caldwell, ''The Psychoanalytic Interpretation of Greek Myth'', 344</ref>. [[Carl Jung]] đã mở rộng cách tiếp cận tâm lý, xuyên lịch sử với lý thuyết về "vô thức tập thể" và các "nguyên mẫu" (''archetype'', tức các mô hình cổ xưa truyền lại), thường được mã hóa trong thần thoại, thứ nảy sinh từ nó<ref name="Br" />. Theo Jung, "các yếu tố cấu trúc hình thành nên huyền thoại cần phải xuất hiện trong tâm trí vô thức"<ref>C. Jung, ''The Psychology of the Child Archetype'', 85</ref>. So sánh phương pháp luận của Jung với lý thuyết của [[Joseph Campbell]], Robert A. Segal kết luận rằng "để diễn giải một huyền thoại Campbell đơn giản nhận diện những nguyên mẫu trong nó. Một diễn giải về ''Odýsseia'', chẳng hạn, sẽ chỉ ra đời sống Odysseus tuân theo một mô hình anh hùng. Jung, trái lại, xem sự xác định các nguyên mẫu chỉ đơn thuần là bước đầu tiên của sự diễn giải một thần thoại"<ref name="Segal">R. Segal, ''The Romantic Appeal of Joseph Campbell'', 332–335</ref>. [[Károly Kerényi|Karl Kerényi]], một trong những người sáng lập những nghiên cứu hiện đại về thần thoại Hy Lạp, đã từ bỏ quan niệm ban đầu của mình về thần thoại, để áp dụng các lý thuyết về nguyên mẫu của Jung cho thần thoại Hy Lạp<ref name="Graf38">F. Graf, ''Greek Mythology'', 38</ref>.
Dòng 208:
[[Tập tin:Sandro Botticelli - La nascita di Venere - Google Art Project - edited.jpg|nhỏ|trái|''[[Sự ra đời của Venus]]'' của [[Sandro Botticelli|Botticelli]] (tranh sơn dầu khoảng 1485–1486, [[Uffizi]], [[Firenze]]) — một sự tái sinh ''[[Venus Pudica]]'' của [[Praxiteles]] với quan điểm mới về đa thần giáo cổ đại - thường được cho là hình ảnh thu nhỏ về tinh thần thời [[Phục Hưng]] đối với người xem hiện đại<ref name="Br" />.]]
 
Sự thu nhận rộng rãi đạo [[Thiên Chúa]] không làm thu hẹp đáng kể tính phổ biến của các huyền thoại. Với sự khám phá lại vẻ cổ điển thời Cổ đại trong thời [[Phục Hưng]], thơ ca của Ovidius đã trở thành nguồn dẫn hướng chính cho trí tưởng tượng của các nhà thơ, nhà soạn kịch, nhà soạn nhạc và các họa sĩ<ref name="BrBurn">{{citeChú encyclopediathích bách khoa toàn thư|title=Greek mythology|encyclopedia=Encyclopædia Britannica|year=2002}}<br />* L. Burn, ''Greek Myths'', 75</ref>. Từ những năm đầu của Phục Hưng, nhiều họa sĩ như [[Leonardo da Vinci]], [[Michelangelo]], và [[Raffaello]], đã miêu tả các chủ đề đa thần giáo của thần thoại Hy Lạp bên cạnh các chủ đề Thiên Chúa giáo thông thường hơn<ref name="BrBurn"/>. Thông qua môi trường tiếng Latin và các công trình của Ovidius, thần thoại Hy Lạp ảnh hưởng tới các thi sĩ thời trung đại và Phục Hưng như [[Francesco Petrarca|Petrarca]], [[Giovanni Boccaccio|Boccaccio]] và [[Dante Alighieri|Dante]] ở Italia<ref name="Br" />.
 
[[Tập tin:Draper Herbert James Mourning for Icarus.jpg|nhỏ|upright|''[[Bi ca cho Icarus]]'' bởi [[Herbert James Draper]], 1898.]]
Dòng 214:
Ở phía bắc châu Âu, thần thoại Hy Lạp chưa bao giờ có một vai trò tương tự trong các nghệ thuật hình ảnh, nhưng ảnh hưởng của nó rất rõ ràng trong văn học. Trí tưởng tượng của người Anh được thắp sáng bởi thần thoại Hy Lạp bắt đầu với [[Geoffrey Chaucer|Chaucer]] và [[John Milton]] rồi tiếp tục thông qua [[William Shakespeare|Shakespeare]] cho tới [[Robert Bridges]] trong thế kỷ XX. [[Jean Racine|Racine]] ở [[Pháp]] và [[Johann Wolfgang von Goethe|Goethe]] ở [[Đức]] đã hồi sinh kịch La Mã, làm công việc gia công các huyền thoại cổ xưa<ref name="BrBurn"/>. Mặc dù trong [[Thời kỳ Khai sáng]] của thế kỷ XIX phản ứng chống lại thần thoại Hy Lạp lan khắp châu Âu, thần thoại vẫn tiếp tục cung cấp những nguyên liệu cho các nhà soạn kịch, trong đó có những người viết các vở ''[[kịch tự do]]'' (libretto) cho các vở [[opera]] của [[George Frideric Handel|Handel]] và [[Wolfgang Amadeus Mozart|Mozart]]<ref name="Burn75">l. Burn, ''Greek Myths'', 75</ref>. Cho đến cuối thế kỷ XIX, [[chủ nghĩa lãng mạn]] làm dậy lên sự nhiệt tâm cho tất cả những gì có tính Hy Lạp, bao gồm thần thoại Hy Lạp. Ở Anh, những bản dịch mới về bi kịch Hy Lạp và Hómēros đã gây cảm hứng cho các nhà thơ đương thời (như [[Alfred Lord Tennyson|Tennyson]], [[John Keats|Keats]], [[Lord Byron|Byron]] và [[Percy Bysshe Shelley|Shelley]]) và các họa sĩ (như [[Lord Leighton]] và [[Lawrence Alma-Tadema]])<ref name="Burn75-76">l. Burn, ''Greek Myths'', 75–76</ref>. [[Christoph Willibald Gluck|Christoph Gluck]], [[Richard Strauss]], [[Jacques Offenbach]] và nhiều người khác đưa các chủ đề thần thoại Hy Lạp vào âm nhạc<ref name="Br" />. Các tác giả người Mỹ của thế kỷ XIX, như [[Thomas Bulfinch]] và [[Nathaniel Hawthorne]], tin rằng nghiên cứu về các huyền thoại cổ điển là thiết yếu cho việc tìm hiểu văn học Anh-Mỹ<ref name="Klatt">Klatt-Brazouski, ''Ancient Greek and Roman Mythology'', 4</ref>. Trong những thời gian gần đây hơn, các chủ đề cổ điển tiếp tục được diễn giải lại bởi các nhà soạn kịch [[Jean Anouilh]], [[Jean Cocteau]], và [[Jean Giraudoux]] ở Pháp, [[Eugene O'Neill]] ở Mỹ, và [[T. S. Eliot]] ở Anh cũng như bởi nhiều nhà tiểu thuyết như [[James Joyce]], [[Jean-Paul Sartre]] và [[André Gide]]<ref name="Br" />.
{{clear}}
==Tham khảo==
 
== Tham khảo ==
 
===Chú thích===
Hàng 221 ⟶ 220:
 
=== Tư liệu gốc ===
{{refbeginĐầu tham khảo|40em}}
*Aeschylus, ''[[The Persians]]''. ''Xem văn bản gốc tại [http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Perseus:text:1999.01.0011:line=1 Chương trình Perseus]''.
*Aeschylus, ''[[Prometheus Bound]]''. ''Xem văn bản gốc tại [http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Perseus%3Atext%3A1999.01.0009 Chương trình Perseus]''.
Hàng 230 ⟶ 229:
*Herodotus, ''[[Histories (Herodotus)|The Histories]]'', I. ''Xem văn bản gốc tại [http://www.sacred-texts.com/cla/hh/hh1000.htm Sacred Texts]''.
*Hesiod, ''Works and Days''. ''[http://www.sacred-texts.com/cla/hesiod/works.htm Được dịch sang tiếng Anh] bởi Hugh G. Evelyn-White''.
*{{CiteChú wikisourcethích Wikisource|title=Theogony|author=Hesiod|authorlink=Hesiod|others=Trans. [[Hugh Gerard Evelyn-White]]|year=1914}}
*Homer, ''Iliad''. ''Xem văn bản gốc tại [http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Perseus:text:1999.01.0133:book=1:card=1 Chương trình Perseus]''.
*''Homeric Hymn to Aphrodite''. ''[http://courses.dce.harvard.edu/~clase116/txt_aphrodite.html dịch sang tiếng Anh] bởi [[Gregory Nagy]]''.
Hàng 240 ⟶ 239:
*Plato, ''[[Apology (Plato)|Apology]]''. ''Xem văn bản gốc tại [http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Perseus:text:1999.01.0169:text=Apol.:section=17a Chương trình Perseus]''.
*Plato, ''[[Theaetetus (dialogue)|Theaetetus]]''. ''Xem văn bản gốc tại [http://www.perseus.tufts.edu/cgi-bin/ptext?doc=Perseus%3Atext%3A1999.01.0172%3Adiv1%3DTheaet. Chương trình Perseus]''.
{{Cuối tham khảo}}
{{refend}}
 
===Tư liệu thứ cấp===
Hàng 248 ⟶ 247:
*{{chú thích sách | last=Algra | first=Keimpe | title=The Cambridge Companion to Early Greek Philosophy | publisher=Cambridge University Press | year=1999 | isbn=0-521-44667-8 | chapter=The Beginnings of Cosmology}}
*{{chú thích sách | last=Allen | first=Douglas | title=Structure & Creativity in Religion: Hermeneutics in Mircea Eliade's Phenomenology and New Directions | publisher=Walter de Gruyter | year=1978 | isbn=90-279-7594-9 | chapter=Early Methological Approaches}}
*{{citeChú encyclopediathích bách khoa toàn thư|title=Argonaut|encyclopedia=Encyclopædia Britannica|year=2002}}
*{{chú thích sách | last=Betegh | first=Gábor | title=The Derveni Papyrus | publisher=Cambridge University Press | year=2004 | isbn=0-521-80108-7 | chapter=The Interpretation of the poet}}
*{{chú thích sách | last=Bonnefoy | first=Yves | title=Greek and Egyptian Mythologies | publisher=University of Chicago Press | year=1992 | isbn=0-226-06454-9 | chapter=Kinship Structures in Greek Heroic Dynasty}}
Hàng 264 ⟶ 263:
*{{chú thích sách | last=Dunlop | first=John | title=The History of Fiction | publisher=Carey and Hart | year=1842 | chapter=Romances of Chivalry | isbn=1-149-40338-1}}
*{{chú thích sách | last=Edmunds | first=Lowell | title=Approaches to Greek Myth | publisher=Johns Hopkins University Press | year=1980 | isbn=0-8018-3864-9 | chapter=Comparative Approaches}}
*{{citeChú encyclopediathích bách khoa toàn thư|title=Euhemerus|encyclopedia=Encyclopædia Britannica|year=2002}}
*{{chú thích sách | last=Foley | first=John Miles | title=Homer's Traditional Art | publisher=[[Penn State Press]] | year=1999 | isbn=0-271-01870-4 | chapter=Homeric and South Slavic Epic}}
*{{chú thích sách | last=Gale | first=Monica R. | title=Myth and Poetry in Lucretius | publisher=Cambridge University Press| year=1994 | isbn=0-521-45135-3 | chapter=The Cultural Background}}
*{{citeChú encyclopediathích bách khoa toàn thư|title=Greek Mythology|encyclopedia=Encyclopædia Britannica|year=2002}}
*{{citeChú encyclopediathích bách khoa toàn thư|title=Greek Religion|encyclopedia=Encyclopædia Britannica|year=2002}}
*{{chú thích sách | last=Griffin | first=Jasper | title=The Oxford Illustrated History of Greece and the Hellenistic World edited by John Boardman, Jasper Griffin and Oswyn Murray | publisher=Oxford University Press | year=1986 | isbn=0-19-285438-0 | chapter=Greek Myth and Hesiod}}
*{{chú thích sách | last=Grimal | first=Pierre | title=The Dictionary of Classical Mythology | publisher=Blackwell Publishing | year=1986 | isbn=0-631-20102-5 | chapter=Argonauts}}
Hàng 274 ⟶ 273:
*{{chú thích sách | last=Hanson | first=Victor Davis | last2=Heath | first2=John | title=Who Killed Homer (dịch từ tiếng Hy Lạp bởi Rena Karakatsani) | publisher=Kakos | year=1999 | isbn=960-352-545-6}}
*{{chú thích sách | last=Hard | first=Robin | title=The Routledge Handbook of Greek Mythology: based on H. J. Rose's "A Handbook of Greek mythology" | publisher=Routledge (UK) | year=2003 | isbn=0-415-18636-6 | chapter=Sources of Greek Myth}}
*{{citeChú encyclopediathích bách khoa toàn thư|title=Heracles|encyclopedia=Encyclopædia Britannica|year=2002}}
*{{chú thích sách | last=Jung Carl Gustav | first=Kerényi Karl | title=Essays on a Science of Mythology | publisher=Princeton University Press | year=2001—Reprint edition | isbn=0-691-01756-5 | chapter=Prolegomena}}
*{{chú thích sách | last=Jung | first=C.J. | title=Science of Mythology | publisher=Routledge (UK) | year=2002 | isbn=0-415-26742-0 | chapter=Troy in Latin and French Joseph of Exeter's "Ylias" and Benoît de Sainte-Maure's "Roman de Troie"}}
Hàng 282 ⟶ 281:
*{{chú thích sách | last=Kirk| first=Geoffrey Stephen | title = The Nature of Greek Myths | publisher = Penguin | location = Harmondsworth | year=1974 | isbn = 0-14-021783-5}}
*{{chú thích sách | last=Klatt J. Mary | first=Brazouski Antoinette | title=Children's Books on Ancient Greek and Roman Mythology: An Annotated Bibliography | publisher=Greenwood Press | year=1994 | isbn=0-313-28973-5 | chapter=Preface}}
*{{citeChú encyclopediathích bách khoa toàn thư|encyclopedia=[[Lexicon Iconographicum Mythologiae Classicae]]|publisher=Artemis-Verlag|date=1981–1999}}
*{{chú thích sách | last=Miles | first=Geoffrey | title=Classical Mythology in English Literature: A Critical Anthology | publisher=University of Illinois Press | year=1999 | isbn=0-415-14754-9 | chapter=The Myth-kitty}}
*{{chú thích sách | last=Morris | first=Ian | title=Archaeology As Cultural History | publisher=Blackwell Publishing | year=2000 | isbn=0-631-19602-1}}
*{{citeChú encyclopediathích bách khoa toàn thư|title=myth|encyclopedia=Encyclopædia Britannica|year=2002}}
*{{chú thích sách | last=Nagy | first=Gregory | title=Greek Mythology and Poetics | publisher=Cornell University Press | year=1992 | isbn=0-8014-8048-5 | chapter=The Hellenization of the Indo-European Poetics}}
*{{chú thích sách | last=Nilsson | first=Martin P. | title=Greek Popular Religion | publisher=Columbia University Press | year=1940 | chapter=[http://www.sacred-texts.com/cla/gpr/gpr07.htm The Religion of Eleusis]}}
Hàng 299 ⟶ 298:
*{{chú thích sách | last=Stoll | first=Heinrich Wilhelm (translated by R. B. Paul) | title=Handbook of the religion and mythology of the Greeks| publisher=Francis and John Rivington | year=1852}}
*{{chú thích sách | last=Trobe | first=Kala | title=Invoke the Gods| publisher=Llewellyn Worldwide | year=2001 | isbn=0-7387-0096-7 | chapter=Dionysus}}
*{{citeChú encyclopediathích bách khoa toàn thư|title=Trojan War|encyclopedia=Encyclopaedia The Helios|year=1952}}
*{{citeChú encyclopediathích bách khoa toàn thư|title=Troy|encyclopedia=Encyclopædia Britannica|year=2002}}
*{{citeChú encyclopediathích bách khoa toàn thư|title=Volume: Hellas, Article: Greek Mythology|encyclopedia=Encyclopaedia The Helios|year=1952}}
*{{chú thích sách | last=Walsh | first=Patrick Gerald | title=The Nature of the Gods | publisher=Oxford University Press | year=1998 | isbn=0-19-282511-9 | chapter=Liberating Appearance in Mythic Content}}
*{{chú thích sách | last=Weaver | first=John B. | title=The Plots of Epiphany | publisher=Walter de Gruyter | year=1998 | isbn=3-11-018266-1| chapter=Introduction}}
Hàng 332 ⟶ 331:
== Liên kết ngoài ==
{{thể loại Commons|Greek mythology}}
* {{Britannica|244670|Greek mythology}}
* [http://www.classicalmythology.tk Classical Mythology]
* [http://www.theoi.com/ A Guide to Greek Gods, Spirits and Monsters] Một dẫn nhập về Chư thần Hy Lạp, cũng như các Linh hồn và Quái vật từ các tư liệu cổ điển và các minh họa từ các hình vẽ trên bình Hy Lạp cổ.
Dòng 345:
 
{{Kiểm soát tính nhất quán}}
 
==Tham khảo==
<references />
 
{{DEFAULTSORT:Greek Mythology}}