Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gen”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 265:
Sự tái bản và truyền vật liệu di truyền từ một thế hệ tế bào sang thế hệ tiếp theo là cơ sở của di truyền phân tử, và là mối liên hệ giữa bức tranh phân tử với bức tranh cổ điển của gene. Sinh vật thừa hưởng những đặc tính từ bố mẹ bởi vì các tế bào con chứa các bản sao của gene từ trong tế bào của bố mẹ chúng. Ở các sinh vật [[sinh sản vô tính]], ở thế hệ con sẽ chứa bản sao di truyền hay [[dòng hóa]] từ các sinh vật bố mẹ. Ở sinh vật [[sinh sản hữu tính]], một giai đoạn đặc biệt của quá trình phân bào gọi là [[giảm phân]] tạo thành các tế bào [[giao tử]] hoặc [[tế bào mầm phôi]] [[đơn bội]], và chỉ chứa gene trong nhiễm sắc thể đơn bội.<ref name="MBOC" />{{rp|20.2}} Giao tử phát sinh từ con cái gọi là [[trứng (sinh học)|trứng]] hay ova, và giao tử phát sinh từ con đực gọi là [[tinh trùng]]. Hai giao tử kết hợp với nhau tạo thành hợp tử lưỡng bội trứng đã được thụ tinh, một tế bào trong nó chứa hai tập hợp gene, với một bản sao của mỗi gene đến từ con cái và một bản sao còn lại từ con đực.<ref name="MBOC" />{{rp|20}}
 
Trong quá trình phân bào giảm phân, thỉnh thoảng xuất hiện sự kiện [[tái tổ hợp di truyền]] hay ''trao đổi chéo'' ở một số đoạn giữa hai nhiễm sắc thể tương đồng, kéo theo sự trao đổi các gen giữa chúng. Ở sự kiện này, một đoạn DNA trên một [[chromatid]] được hoán vị bằng một đoạn DNA có độ dài bằng nhau nằm trên chromatid tương đồng khác chị em. Hiện tượng này có thể dẫn đến sự tổ chức lại các allele đã có liên kết với nhau.<ref name="MBOC" />{{rp|5.5}} Quy luật phân ly độc lập của Mendel khẳng định mỗi gene từ bố hoặc mẹ cho mỗi tính trạng sẽ xắp sếp một cách độc lập trong giao tử; hay các allele của các gene khác nhau thì phân ly một cách độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử. Điều này chỉ đúng cho những gene mà không nằm trên cùng một nhiễm sắc thể, hoặc nằm trên cùng một nhiễm sắc thể nhưng cách rất xa nhau. Hai gene nằm càng gần nhau trên cùng một nhiễm sắc thể, chúng sẽ càng có mặt cùng nhau trong giao tử và các tính trạng chúng biểu hiện sẽ xuất hiện cùng nhau thường xuyên; những gene nằm rất gần nhau hoặc cạnh nhau về cơ bản không bao giờ bị tách biệt bởi vì rất hiếm khi điểm trao đổi chéo sẽ xuất hiện giữa hai gene này. Đây là cơ sở của hiện tượng [[di truyền liên kết]] gene hoàn toàn (genetic linkage).<ref name=scitable_lobo>{{cite journal|last1=Lobo|first1=Ingrid|last2=Shaw|first2=Kelly|title=Discovery and Types of Genetic Linkage|url=http://www.nature.com/scitable/topicpage/discovery-and-types-of-genetic-linkage-500|journal=Nature Education Knowledge|date=2008|volume=1|issue=1|page=139|
series=SciTable|publisher=Nature Publishing Group}}</ref>
 
{{tham khảo|2}}