Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gen”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 267:
Trong quá trình phân bào giảm phân, thỉnh thoảng xuất hiện sự kiện [[tái tổ hợp di truyền]] hay ''trao đổi chéo'' ở một số đoạn giữa hai nhiễm sắc thể tương đồng, kéo theo sự trao đổi các gen giữa chúng. Ở sự kiện này, một đoạn DNA trên một [[chromatid]] được hoán vị bằng một đoạn DNA có độ dài bằng nhau nằm trên chromatid tương đồng khác chị em. Hiện tượng này có thể dẫn đến sự tổ chức lại các allele đã có liên kết với nhau.<ref name="MBOC" />{{rp|5.5}} Quy luật phân ly độc lập của Mendel khẳng định mỗi gene từ bố hoặc mẹ cho mỗi tính trạng sẽ xắp sếp một cách độc lập trong giao tử; hay các allele của các gene khác nhau thì phân ly một cách độc lập với nhau trong quá trình hình thành giao tử. Điều này chỉ đúng cho những gene mà không nằm trên cùng một nhiễm sắc thể, hoặc nằm trên cùng một nhiễm sắc thể nhưng cách rất xa nhau. Hai gene nằm càng gần nhau trên cùng một nhiễm sắc thể, chúng sẽ càng có mặt cùng nhau trong giao tử và các tính trạng chúng biểu hiện sẽ xuất hiện cùng nhau thường xuyên; những gene nằm rất gần nhau hoặc cạnh nhau về cơ bản không bao giờ bị tách biệt bởi vì rất hiếm khi điểm trao đổi chéo sẽ xuất hiện giữa hai gene này. Đây là cơ sở của hiện tượng [[di truyền liên kết]] gene hoàn toàn (genetic linkage).<ref name=scitable_lobo>{{cite journal|last1=Lobo|first1=Ingrid|last2=Shaw|first2=Kelly|title=Discovery and Types of Genetic Linkage|url=http://www.nature.com/scitable/topicpage/discovery-and-types-of-genetic-linkage-500|journal=Nature Education Knowledge|date=2008|volume=1|issue=1|page=139|
series=SciTable|publisher=Nature Publishing Group}}</ref>
 
Ruồi giấm ''Drosophila melanogaster'' đã được nhà di truyền học người Mỹ, Thomas Hunt Morgan (1866-1945), sử dụng trong nghiên cứu di truyền học từ những năm đầu của thế kỷ XX, trong khi đang làm việc tại Học viện Công nghệ California. Nhờ sử dụng ruồi giấm này, Morgan và các cộng sự của mình đã xây dựng thành công học thuyết di truyền nhiễm sắc thể. Lý thuyết này đã khẳng định gene - đơn vị di truyền then chốt đóng ba vai trò: (i) Gene là ''đơn vị chức năng'', nghĩa là gene được xem như một thể thống nhất toàn vẹn kiểm soát một tính trạng cụ thể. (ii) Gene là ''đơn vị tái tổ hợp'', nghĩa là gene không bị chia nhỏ bởi sự trao đổi chéo (vì theo quan điểm này, trao đổi chéo không xảy ra bên trong phạm vi một gene mà chỉ xảy ra giữa các gene); như thế gene được coi là ''đơn vị cấu trúc cơ sở của vật chất di truyền'', nhiễm sắc thể. (iii) Gene là ''đơn vị đột biến'', nghĩa là nếu đột biến xảy ra trong gene dù ở bất kỳ vị trí nào hoặc với phạm vi ra sao, chỉ gây ra một trạng thái cấu trúc mới tương ứng với một kiểu hình mới, kiểu hình đột biến, khác với kiểu hình bình thường. Tuy nhiên, quan niệm này vẫn còn chưa rõ ràng và không thực sự chính xác theo quan điểm của di truyền học hiện đại<ref name="Mader"/>
 
{{tham khảo|2}}