Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Shoshenq IV”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “'''Hedjkheperre Setepenre Shoshenq IV''' là một pharaon cai trị thuộc Vương triều thứ 22 tron…”
 
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 2:
 
== Danh tính ==
Năm 1986, [[David Rohl]] đề xuất rằng có hai vị vua Shoshenq cùng mang cái tên ''Hedjkheperre'', đó là [[Shoshenq I|Hedjkheperre Shoshenq I]], người sáng lập vương triều này và một pharaon nào đó cai trị từ nửa sau của vương triều, được Rohl gọi là '''Hedjkheperre Shoshenq (b)''' do thứ tự của vị vua này không rõ ràng<ref>D. Rohl (1986), ''Questions and Answers on the Chronology of Rohl and James'', Chronology & Catastrophism Workshop, tr.22</ref>. Dựa vào đề xuất của Rohl, trước đây đã được Pieter Gert van der Veen đề cập vào năm 1984, [[Aidan Dodson]] đồng ý với sự có mặt của vị vua mới bởi vì ký tự tượng hình trong tên riêng của [[Shoshenq I]] đơn giản hơn nhiều so với vị vua Shoshenq sau này<ref>A. Dodson (1993), ''A new King Shoshenq confirmed ?'', Göttinger Miszellen 137, tr.53-58</ref>.
 
Trong bảng niên đại các vua thời [[Thời kỳ Chuyển tiếp thứ Ba của Ai Cập|Chuyển tiếp thứ 3]] của mình, [[Kenneth Kitchen]] đã đánh số IV cho một vị vua Shoshenq mang tên ngai là ''Usermaatre''<ref>Kenneth Kitchen (1973), ''The Third Intermediate Period in Egypt (1100–650 BC)'', Warminster: Aris & Phillips Limited (bản đầu tiên)</ref>, sau đó đã loại ông này ra khỏi Vương triều thứ 22 và đã thay thế bằng Shoshenq (b) của David Rohl, còn vị vua kia thì được đánh số là [[Shoshenq VI]]. Dodson cũng đã cho xuất bản một ấn phẩm mới với nhan đề "''A New King Shoshenq Confirmed ?''" vào năm 1993 để nhắc đến sự xuất hiện của vị vua mới này.
 
Kết hợp các lập luận của Rohl và Dodson, các nhà Ai Cập học ngày nay đều chấp nhận rằng Shoshenq (b) là '''Hedjkheperre Shoshenq IV''', bao gồm cả [[Jurgen von Beckerath]] và Kenneth Kitchen<ref>Kenneth Kitchen (1996), ''The Third Intermediate Period in Egypt (1100–650 BC)'', Warminster: Aris & Phillips Limited (tái bản lần thứ 3) [[ISBN]] [[Đặc biệt:Nguồn sách/978-0856682988|978-0856682988]]</ref>.
 
Như đã nói trên, tên riêng của Shoshenq IV rất dài và mang thêm 2 tính ngữ: ''sibast'' (con trai của [[Bastet|Bast]]) và ''netjerheqaon'' (người cai trị [[Heliopolis (Ai Cập)|Heliopolis]])<ref name=":0">Dodson (1993), sđd, tr.55</ref>. Dodson nhận thấy rằng, biểu tượng ''sibast'' xuất hiện khá hiếm dưới triều vua [[Osorkon II]], trong khi ''netjerheqawaset'' (người cai trị [[Thebes, Ai Cập|Thebes]]) và ''netjerheqaon'' lại được chứng thực ở các triều vua [[Shoshenq III]], [[Pami]] và [[Shoshenq V]]<ref name=":1">A. Dodson (1994), ''The Canopic Equipment of the Kings of Egypt'', tr. 93 {{Isbn|978-0710304605}}</ref>. Điều này cho thấy rằng, Shoshenq IV là một vị vua thời kỳ hậu [[Tanis]] cai trị sau Shoshenq III.
 
Rohl đã chỉ ra khung tên của Shoshenq IV trên một tấm bia đá (thuộc [[Bảo tàng Ermitazh]], số hiệu 5630) đánh dấu năm thứ 10 của nhà vua vào năm 1989<ref>D. Rohl (1989), ''The Early Third Intermediate Period: Some Chronological Considerations'', Journal of the Ancient Chronology Forum 3, tr.66-67</ref>. Tấm bia này nhắc đến một đại thủ lĩnh của Libu (tộc người [[Libya]] cổ đại), Niumateped, người cũng được nhắc đến trong năm thứ 8 của [[Shoshenq V]]. Vì danh hiệu "Đại thủ lĩnh Libu" chỉ được ghi chép từ năm thứ 31 của Shoshenq III trở đi, cộng thêm cái tên khá dài của Shoshenq IV trên đó, nên ông phải cai trị sau Shoshenq III, theo Dodson<ref>Dodson (1993), sđd, tr.55-56</ref>.
 
== Chôn cất ==
Trong ấn phẩm năm 1993 của mình, Dodson cho rằng Shoshenq IV sẽ kế vị ngay sau khi Shoshenq III băng hà, và sau đó được Pami kế vị ngai vàng. Việc phát hiện ra cỗ quan tài của ông trong ngôi mộ NRT V của [[Shoshenq III]] cho biết Shoshenq IV là vua của Vương triều thứ 22.
Ngôi mộ NRT V của [[Shoshenq III]] đã bị trộm sạch hoàn toàn, chỉ còn sót lại 2 cỗ quan tài đá của ông và một vị vua vô danh. Tuy nhiên, vẫn có thể biết được cỗ quan tài không tên này được nhập táng sau đó, dựa vào vị trí đặt để của nó<ref name=":1" />.
 
Những mảnh vỡ từ bình nội tạng còn lại trên nền đất có mang khung tên của một vị vua tên Hedjkheperre Shoshenq (không phải của Shoshenq III). Rohl cho hay, ở Bảo tàng Staatliche (Berlin, Đức) có một cái rương đựng bình nội tạng của vua [[Shoshenq I]], và những cái bình tại NRT V được cho là quá lớn để vừa cái rương này. Rohl đã dựa vào điểm này để đưa ra giả thuyết "có 2 vị vua Hedjkheperre Shoshenq" của ông<ref name=":0" />.
 
Tính ngữ ''netjerheqaon'' trên những mảnh vỡ này không bao giờ được các vị vua trước Shoshenq III sử dụng, và rõ ràng Shoshenq IV là người được chôn trong này và đã kế vị ngay sau khi Shoshenq III băng hà<ref>Dodson (1993), sđd, tr.54-55</ref>.
 
== Chú thích ==
{{tham khảo|2}}
 
{{Bản mẫu:Các pharaon Ai Cập}}
[[Thể loại:Pharaon Vương triều thứ Hai mươi hai của Ai Cập]]