Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tư duy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
xóa các nguồn tự xuất bản
Dòng 11:
Theo triết học duy tâm khách quan của G.W.F.Heghen, tư duy gắn liền với sự phát triển biện chứng của "ý niệm tuyệt đối" qua ba giai đoạn:
* Giai đoạn logic: Tư duy nguyên thủy ở trạng thái thuần túy là nơi chứa đựng ý niệm tuyệt đối.
* Giai đoạn hiện thực hoá: Do ý niệm tuyểntuyệt đối chuyển hóa thành hiện thân của nó là tự nhiên, tư duy cũng chuyển hóa theo.
* Giai đoạn cao cấp: Ý niệm tuỵệt đối phủ nhận tự nhiên và trở về với sự tư biện của tư duy và tiếp diễn trong tư duy và trở thành "tinh thần tuyệt đối". Ở giai đoạn này, tư duy phát triển đến mức cao nhất, bao gồm cả ý thức cá nhân, ý thức xã hội dưới các hình thức như tôn giáo, nghệ thuật và triết học.<ref>Heghen. Encyclopédie Philosophie. Etrangère Expess. Moscou. 1960.</ref>
 
Theo triết học duy vậyvật biện chứng, tư duy xuất hiện trong quá trình [[sản xuất]] [[xã hội]] của [[loài người|con người]]. Trong quá trình đó, con người [[so sánh]] các [[thông tin]], [[dữ liệu]] thu được từ [[nhận thức cảm tính]] hoặc các [[ý nghĩ]] với nhau. Trải qua các quá trình [[khái quát hóa]] và [[trừu tượng hóa]], [[phân tích]] và [[tổng hợp]] để rút ra các [[khái niệm]], [[phán đoán]], [[giả thuyết]], [[lý luận]].v.v... Kết quả của quá trình tư duy bao giờ cũng là sự [[phản ánh]] khái quát các thuộc tính, các mối [[liên hệ]] cơ bản, phổ biến, các [[quy luật]] không chỉ ở một [[sự vật]] riêng lẻ mà còn ở một nhóm sự vật nhất định. Vì vậy, tư duy bao giờ cũng là sự giải quyết vấn đề thông qua những [[tri thức]] đã nắm được từ trước.<ref>Từ điển triết học. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội. 1981.</ref>
 
Tư duy bắt nguồn từ hoạt động tâm lý. Hoạt động này gắn liền với phản xạ sinh lý là hoạt động đặc trưng của hệ thần kinh cao cấp. Hoạt động đó diễn ra ở các động vật cấp cao, đặc biệt biểu hiện rõ ở thú linh trưởng và ở người. Nhưng tư duy với tư cách là hoạt động tâm lý bậc cao nhất thì chỉ có ở con người và là kết quả của quá trình lao động sáng tạo của con người. Theo quan điểm của triết học duy vật biện chứng, lao động là một trong các yếu tố quyết định để chuyển hóa vượn có dạng người thành con người. Từ chỗ là một loài động vật thích ứng với tự nhiên bằng bản năng tự nhiên, con người đã phát triển sự thích ứng đó bằng bản năng thứ hai là tư duy với năng lực trừu tượng hóa ngày càng sâu sắc đến mức nhận thức được bản chất của hiện tượng, quy luật của tự nhiên và nhận thức được chính bản thân mình.<ref name="P. Iudin 1955">M. Rozenthan và P. Iudin. Từ điển triết học. Nhà xuất bản ngoại văn. Maskva. 1955. Bản dịch và in lần thứ ba của Nhà xuất bản Sự thật. Hà Nội. 1978</ref>