Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bùi Dzinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 30:
Đầu tháng 11 năm 1955, chuyển biên chế sang phục vụ Quân đội Việt Nam Cộng hòa (được cải danh từ Quân đội Quốc gia), ông được cử làm Tiểu khu trưởng Tiểu khu Nam-Ngãi.<ref>Tiểu khu Nam-Ngãi gồm 2 tỉnh thuộc Nam Trung phần Việt Nam là Quảng Nam và Quảng Ngãi.</ref> Ông đã thành công trong việc kêu gọi hai ông Nguyễn Đình Thiệp Chỉ huy quân sự và Phạm Thái là Chính trị viên của Lực lượng vũ trang [[Việt Nam Quốc dân Đảng]] cùng các chiến sĩ thuộc các đơn vị này đang trú đóng trong vùng nộp vũ khí về với Chính phủ của Thủ tướng [[Ngô Đình Diệm]]. Giữa năm 1956, ông được cử đi học lớp "Chiến tranh chống Du kích" tại Manilla, Philippines trong thời gian 3 tháng. Ngày 26 tháng 10 cùng năm, sau khi mãn khóa học ở Philippines về nước, ông được thăng cấp [[Thiếu tá]].
 
Ngày Quốc khánh Đệ nhất Cộng hòa 26 tháng 10 năm 1958, ông được thăng cấp [[Trung tá]], sau đó ông được bổ nhiệm làm Tư lệnh Sư đoàn 15 Khinh chiến (Bản doanh được đặt tại Dục Mỹ, Ninh Hòa, Khánh Hòa) thay thế Trung tá [[Nguyễn Văn Vĩnh (Đại tá, Quân lực VNCH)|Nguyễn Văn Vĩnh]]<ref>Giải ngũ ở cấp Đại tá, nguyên tốt nghiệp khóa 5 Võ bị Đà Lạt. Là Tư lệnh thứ hai của Sư đoàn 15 Khinh chiến ''(sau Trung tá [[Nguyễn Thế Như (Đại tá, Quân lực VNCH)|Nguyễn Thế Như]], tốt nghiệp khóa 1 Võ bị Liên quân Viễn Đông Đà Lạt. Giải ngũ ở cấp Đại tá)''</ref> Tháng 4 năm 1959, Sư đoàn 15 Khinh chiến hợp cùng với Sư đoàn 16 Khinh chiến để thành lập Sư đoàn 23 Bộ binh, ông trở thành Tư lệnh đầu tiên của Sư đoàn 23 Bộ binh tân lập.<ref>Cuối năm 1960, Sư đoàn 23 Bộ binh thay đổi địa bàn hoạt động, di chuyển lên Cao nguyên, đặt Bộ Tư lệnh tại Thị xã Ban Mê Thuột (Thủ phủ của vùng Cao nguyên Trung phần).</ref> Giữa năm 1959, bàn giao Sư đoàn 23 lại cho Trung tá [[Trần Thanh Phong]], sau đó ông được cử đi du học lớp Chỉ huy Tham mưu cao cấp (khóa 1960 - 1) tại Học viện Chỉ huy và Tham mưu (US Army Command aGenerGeneeral Staff Collge) Fort Leavenworth thuộc Tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ<ref>Tu nghiệp khóa 1960 - 1 Đại học Quân sự Hoa Kỳ cùng với Trung tá Bùi Dinh còn có: Thiếu tướng [[Hồ Văn Tố]], Đại tá [[Trần Thiện Khiêm]]<br>-Trung tá [[Trần Văn Thường (Đại tá, Quân lực VNCH)|Trần Văn Thường]] (Giải ngũ ở cấp Đại tá).<br>-Thiếu tá [[Nguyễn Đức Xích (Trung tá, Quân lực VNCH|Nguyễn Đức Xích]] (Tốt nghiệp khóa 2 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức, nguyên Thiếu tá Tỉnh trưởng Gia Định (1962-1963), năm 1964 giải ngũ ở cấp Trung tá).</ref>.
 
Đầu năm 1960, mãn khóa học từ Mỹ về nước, ông được cử làm Tư lệnh phó Sư đoàn 21 Bộ binh, do Đại tá [[Trần Thiện Khiêm]] làm Tư lệnh. Ông đã cùng Đại tá Khiêm đưa Sư đoàn 21 từ miền Tây về Sài Gòn ứng cứu Tổng thống [[Ngô Đình Diệm]], chống lại nhóm sĩ quan do Đại tá [[Nguyễn Chánh Thi]] (Chỉ huy trưởng Lữ đoàn Nhảy dù) cầm đầu cuộc [[Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1960|Đảo chính ngày 11/11/1960]].<ref>Đại tá Bùi Dzinh có 2 lần đưa quân về ứng cứu Tổng thống [[Ngô Đình Diệm]]. Lần thứ nhất thành công với Sư đoàn 21 Bộ binh ở cuộc [[Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1960|Đảo chính ngày 11/11/1960]]. Lần thứ hai với Sư đoàn 9 Bộ binh không thành công ở cuộc [[Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963|Đảo chính ngày 1/11/1963]].</ref> Đầu tháng 6 năm 1961, ông được thuyên chuyển về vùng 3 chiến thuật để nhận chức vụ Tư lệnh phó Sư đoàn 5 Bộ binh (Bộ Tư lệnh đặt tại căn cứ Phú Lợi, Bình Dương), dưới quyền Tư lệnh của Thiếu tướng [[Trần Ngọc Tám]]. Hơn 4 tháng sau, tướng Trần Ngọc Tám rời Sư đoàn để về phục vụ ở Trung ương, Đại tá [[Nguyễn Đức Thắng (tướng)|Nguyễn Đức Thắng]] (nguyên Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh) từ Vùng 1 Chiến thuật chuyển về thay thế chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 5. Ngày Quốc khánh 26 tháng 10, ông được thăng cấp [[Đại tá]] tại nhiệm.