Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hòa Thân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 118.70.80.12 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Thusinhviet
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 37:
 
== Giai đoạn tiến thân ==
Hòa Thân được [[Càn Long]] rất tín nhiệm, trọng dụng. Theo như lời đồn đại, Càn Long có một ấn tượng rất đặc biệt với vẻ ngoài của Hòa Thân.<ref name="Linda"/><ref name="conrad">Conrad Schirokauer, Miranda Brown, David Lurie, Suzanne Gay (2002). ''A Brief History of Chinese and Japanese Civilizations''. Nhà xuất bản Cengage Learning. ISBN 0495913227, 9780495913221. Trang 376.</ref> Chuyện rằng vua Ung Chính có một phi tần tên là Năm Hương. Một lần thái tử Hoằng Lịch vào cung thấy nàng phi đang chải tóc lén đến sau lưng bịt mắt với ý trêu đùa. Không biết đó là thái tử, nàng phi liền vung lược về phía sau khiến trán Hoàng thái tử bị bầm tím. Hoàng hậu thấy thế liền tra hỏi, Hoằng Lịch nói thật do nàng phi Năm Hương đánh phải. Hoàng hậu nổi giận buộc nàng phi tự vẫn làm Hoằng Lịch rất ân hận. Khi người ta hạ xác nàng phi xấu số xuống, thái tử liền chấm ngón tay vào hộp son và bôi vào cổ nàng ấy mà khấn: "Ta đã hại nàng rồi. Hồn nàng có thiêng thì chúng ta sau này gặp gỡ". Mấy năm sau Hoằng Lịch lên ngôi trở thành vua Càn Long nổi tiếng của triều đình nhà Thanh<ref name=":0">http://vnca.cand.com.vn/Ly-luan/Can-benh-ty-huu-341207/</ref>. Vì vậy ông luôn có một sự ưu ái đặc biệt với Hòa Thân, thường bỏ qua các sai sót và nuông chiều ông ta. Nhờ đó cộng với năng lực bản thân, tuy xuất thân hèn mọn nhưng rất thông minh, biết được bốn thứ tiếng:Mãn, Hán, Mông, Tạng. Hòa Thân sau đó đã được thăng các thứ hàmanhàm quan trọng như: Đại học sĩ, Quân cơ đại thần, Cửu môn đề đốc.
 
Được bảo đảm bởi sự ưu ái của Càn Long, Hòa Thân đã làm loạn chốn quan trường. Trong những năm tháng làm quan, Hòa Thân đã vơ vét và thao túng, ăn hối lộ, [[tham nhũng]] của cải của nhà nước. Của cải của Hòa Thân nhiều đến mức trong dân gian có tương truyền rằng "Cái Càn Long có Hòa Thân có, cái Càn Long không có chưa chắc Hòa Thân không có". Ông ta đặt ra luật "Nghị tội ngân" - lấy bạc để chuộc tội, nên quan lại trở nên tham nhũng khủng khiếp. Thế lực của Hòa Thân ngày càng mạnh khi con trai ông ta là [[Phong Thân Ân Đức]] kết hôn với người con gái thứ mười rất được yêu quý của Càn Long là [[Cố Luân Hoà Hiếu Công chúa|công chúa Cố Luân Hòa Hiếu]].<ref>Wensheng Wang (2014). White Lotus Rebels and South China Pirates. Harvard University Press. ISBN 0674726618. Trang 124.</ref>