Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Charlie Chaplin”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 185:
Giám đốc [[Cục Điều tra Liên bang|FBI]] [[J. Edgar Hoover]], người từ lâu đã nghi ngờ về khuynh hướng chính trị của Chaplin, đã sử dụng cơ hội này để tạo ra những bình luận tiêu cực về ông trên truyền thông. Như một phần của chiến dịch bôi nhọ nhằm phá hoại hình ảnh của Chaplin,<ref>Nowell-Smith, trang 85.</ref> FBI đưa tên ông vào 4 cáo trạng liên quan tới vụ Barry. Nghiêm trọng nhất trong số đó là cáo buộc vi phạm [[Đạo luật Mann]] cấm chuyên chở phụ nữ qua biên giới các bang vì mục đích tình dục.{{#tag:ref|Theo bên công tố, Chaplin đã vi phạm đạo luật này khi ông trả tiền cho chuyến đi của Barry tới New York tháng 10 năm 1942, khi ông cũng tới thăm thành phố. Cả Chaplin và Barry đồng ý rằng họ đã gặp nhau trong thời gian ngắn ngủi ở đây và, theo Barry, đã có quan hệ tình dục với nhau.<ref name=Barry3>Maland (1989), trang 204–205.</ref> Chaplin tuyên bố rằng lần cuối ông thân mật với Barry là tháng 5 năm 1942.<ref>Robinson, trang 523–524.</ref>|group=fn}} Sử gia [[Otto Friedrich]] gọi điều này là một "sự cáo buộc ngớ ngẩn" từ một "đạo luật cổ lỗ sĩ",<ref>Friedrich, trang 190, 393.</ref> nhưng nếu Chaplin bị quy tội, ông sẽ phải đối mặt với án tù lên đến 23 năm.<ref>Maland (1989), trang 215.</ref> Ba cáo buộc không đủ bằng chứng để đưa ra tòa, nhưng phiên tòa xét theo Đạo luật Mann bắt đầu vào tháng 3 năm 1944. Chaplin được tha bổng sau 2 tuần.<ref name=Barry3/> Tin tức về vụ kiện thường lên trang đầu các báo, với tờ ''[[Newsweek]]'' gọi đây là "bê bối quan hệ công chúng lớn nhất kể từ vụ xử tội sát nhân của [[Fatty Arbuckle]] năm 1921."<ref>Maland (1989), trang 214–215.</ref>
 
[[Tập tin:Oona OneilO'Neill - 1943.jpg|upright|thumb|Vợ thứ tư của Chaplin [[Oona O'Neill]], bạn đời từ năm 1943 tới cuối đời và có 8 đứa con với ông.]]
Đứa con của Barry, Carole Ann, sinh ra vào tháng 10 năm 1944 và đơn kiện được gửi tới tòa vào tháng 2 năm 1945. Sau hai phiên xử gay go, trong đó luật sư bên nguyên cáo buộc ông có "đạo đức đê tiện", tòa tuyên Chaplin là cha đứa trẻ và đòi ông phải chi tiền chu cấp cho đứa trẻ cho đến khi Carole Ann sang tuổi 21, bất chấp bằng chứng y học về xét nghiệm máu cho thấy Chaplin không thể là cha đứa trẻ.{{#tag:ref|Carol Ann có [[nhóm máu]] B, Barry nhóm máu A, còn Chaplin nhóm máu O. Ở California thời điểm đó, phép thử máu chưa được công nhận làm bằng chứng trong các phiên xử.<ref name=Barry4>Maland (1989), trang 205–206.</ref>|group=fn}} FBI gây ảnh hưởng lên cách báo chí đưa tin về vụ kiện, và cung cấp thông tin cho một cây viết chuyên những tin giật gân tên là [[Hedda Hopper]], nhằm mô tả Chaplin theo cách mang nặng tính phê phán.<ref>Frost, trang 74–88; Maland (1989), trang 207–213; Sbardellati và Shaw, trang 508; Friedrich, trang 393.</ref>