Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Trường Tộ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 96:
Nhiều chứng cứ cho thấy ông mất vì bệnh xuất huyết [[dạ dày|bao tử]]<ref>Nguồn: Trương Bá Cần, bản điện tử trang 3.</ref>. Riêng Giám mục Gauthier cho rằng ông bị đầu độc. Trong một thư đề ngày [[1 tháng 11]] năm [[1871]], vị Giám mục này viết: ''"Người Giáo hữu Việt Nam mà tôi đem theo năm 1867 và người ta gọi là Kiến trúc sư (...) đã là nạn nhân của một âm mưu đầu độc"''<ref>Kho lưu trữ MEP. Dẫn lại theo Trương Bá Cần, bản điện tử trang 3.</ref>.
 
Sau khi qua đời, di hài của ông được an táng tại thôn Bùi Chu (nay ở xóm 1, làng [[Bùi Chu]], xã [[Hưng Trung]], huyện [[Hưng Nguyên]], tỉnh [[Nghệ An]]). Ban đầu, phần mộ của ông chỉ là một nấm mộ đất thấp, tại một bãi đá mài bên sông của làng Bùi Chu. Sau được cải táng về phía tây, trên một gò đất cao giữa khu đất bằng phẳng, gần đường chính, cách vị trí mộ cũ khoảng 300 m. Năm 1943, giáo sư Từ Ngọc [[Nguyễn Lân]] đã đứng ra tổ chức, kêu gọi các cá nhân, tổ chức đóng góp công của để xây dựng lăng mộ cho Nguyễn Trường Tộ. Bản thân giáo sư Nguyễn Lân đã gửi số tiền 133 đồng <ref>trích số tiền theo nguyên văn bài báo "Về việc xây mộ cụ Nguyễn Trường Tộ", đăng trên báo Tràng An</ref> cho linh mục địa phận Xã Đoài là Laygue để xây lại mộ Nguyễn Trường Tộ<ref>[http://baochi.nlv.gov.vn/baochi/cgi-bin/baochi?a=d&d=WJMY19420521.2.15&e=-------vi-20--1--img-txIN------#], Về việc xây mộ cụ Nguyễn Trường Tộ, Báo Tràng An, ngày 21/05.1942</ref><ref>[https://web.archive.org/web/20160312204257/http://chieulang.com.vn/chieu-lang/nhan-vat/chi-tiet/ky-uc-ve-nguoi-cha-suot-mot-doi-hoc-tap-de-con-chau-noi-theo-cua-chuyen-gia-nong-nghiep-nguyen-lan-hung-1128.html] Ký ức về người cha suốt một đời học tập để con cháu noi theo của Chuyên gia Nông nghiệp Nguyễn Lân Hùng</ref>. Trong đó bao gồm 110 đồng là tiền bán 900 quyển " Nguyễn Trường Tộ" của ông, còn 23 đồng là tiền của những người bạn của giáo sư đóng góp vào. Nhờ đó ngôi mộ của Nguyễn Trường Tộ được xây lại bằng đá cẩm thạch Thanh Hóa cùng với những họa tiết tương đối hoàn chỉnh. Ngày 21 tháng 1 năm 1992, Bộ Văn hóa đã xếp hạng di tích cấp quốc gia. Năm 1996 huyện Hưng Nguyên đã đầu tư kinh phí xây dựng, nâng cấp khu di tích với diện tích 1062m², gồm 2 phần: phần mộ và phần vườn mộ, xung quanh được xây hàng rào bảo vệ, bên trong trồng hoa và cây cảnh, trở thành một khu lăng mộ hoàn chỉnh.
 
===Vợ, con===