Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Phúc Vĩnh Lộc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 30:
Sau khi [[Hiệp định Genève, 1954]] được ký kết, ông cùng đơn vị vào Nam. Tháng 11 năm 1954, ông được thăng cấp [[Thiếu tá]] và được cử làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1 Kỵ binh tân lập tại Gia Định.
 
Mặc dù là người hoàng tộc, từng là sĩ quan cận vệ cho Quốc trưởng Bảo Đại, nhưng ông đứng ngoài cuộc tranh giành quyền lực giữa lực lượng ủng hộ Quốc trưởng và Thủ tướng [[Ngô Đình Diệm]]. Tháng 8 năm 1955, rời khỏi chức vụ Trung đoàn trưởng Trung đoàn 1 Kỵ binh, ông được cử đi học lớp Tham mưu cao cấp<ref>Đây là lớp học đầu tiên trường Đại học Quân sự Hoa kỳ thu nhận các học viên người Việt lấy tên là khóa 1955 - 1956 thụ huấn 42 tuần, lớp này có 3 sĩ quan VNCH. Ngoài Thiếu tá Vĩnh Lộc còn hai người nữa là Thiếu tá [[Nguyễn Bảo Trị]]<br>-Thiếu tá [[Trần Văn Hổ (Đại tá, Bộ binh VNCH)|Trần Văn Hổ]] (Tốt nghiệp khóa 1 Võ bị Huế. Đại tá Giám đốc Nha Kỹ thuật Bộ Tổng Tham mưu (1964-1968).<br>''(Trong Quân lực VNCH có hai sĩ quan cấp Đại tá cùng có tên Trần Văn Hổ. Tuy nhiên cả hai đều có tên quốc tịch Pháp nên khi nói đến hai ông phải kèm theo tên Pháp để dễ nhận biết, Đại tá Giám đốc Nha Kỹ thuật là Blanchard Trần Văn Hổ, người còn lại là Paul [[Trần Văn Hổ (Đại tá, Không quân VNCH)|Trần Văn Hổ]], nguyên Đại tá Tư lệnh đầu tiên Quân chủng Không quân VNCH)</ref> tại trường Đại học Chỉ huy và Tham mưu Fort Laevenworth thuộc Tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ.
 
Tháng 67 năm 1956 về nước, ông vẫn tiếp tục phục vụ trong Quân đội Việt Nam Cộng hòa. Mặc dù vậy, ông vẫn gặp nhiều nghi kỵ từ phía Tổng thống Ngô Đình Diệm do mối liên hệ hoàng tộc. Vì vậy, ông bị chuyển công tác phục vụ tại Trường Đại học Quân sự, một chức vụ không có thực quyền.
 
Trong những năm sau đó, con đường hoạn lộ của ông khá chậm chạp. Đầu tháng 10 năm 1959, ông được cử giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trường Huấn luyện Thiết giáp tại Liên trường Võ khoa Thủ Đức. Ngày Quốc khánh Đệ nhất Cộng hòa 26 tháng 10 năm đó, ông được thăng cấp [[Trung tá]] tại nhiệm chức. Tháng 2 năm 1961, bàn giao trường Thiết giáp lại cho Đại úy [[Dương Văn Đô (Đại tá, Quân lực VNCH)|Dương Văn Đô]],<ref>Sinh năm 1926 tại Sơn Tây, tốt nghiệp khóa 2 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức. Chức vụ sau cùng: Đại tá Chỉ huy trưởng trường Thiết giáp.</ref> ông được cử giữ chức vụ Tham mưu trưởng Liên trường Võ khoa do Thiếu tướng [[Hồ Văn Tố]] làm Chỉ huy trưởng. Giữa năm 1962, ông được đề bạt lên làm Chỉ huy phó Liên trường Võ khoa do Đại tá [[Phan Đình Thứ]] làm Chỉ huy trưởng. Cùng năm này, ông nhận chỉ thị sáng lập và trở thành Chỉ huy trưởng đầu tiên của [[Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Vạn Kiếp]] ở [[Bà Rịa]] (Phước Tuy).
 
===Thăng tiến trong mùa đảo chính===
Dòng 41:
Ngay sau khi cuộc [[Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963|đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963]] nổ ra, ông chỉ huy đoàn xe Thiết giáp của Trung tâm Vạn Kiếp từ Bà Rịa tiến vào [[Sài Gòn]] qua hướng cầu Phan Thanh Giản (nay là cầu Điện Biên Phủ), hỗ trợ quân đảo chính giữ Đài phát thanh. Chiều ngày 2 tháng 11, ông chỉ huy Chiến đoàn Vạn Kiếp, một lực lượng hỗn hợp gồm Tiểu đoàn học viên của Trung tâm Vạn Kiếp, Tiểu đoàn 6 Nhảy dù và Chi đoàn 1 Thiết giáp thuộc Thiết đoàn 1 Kỵ binh, hỗ trợ quân đảo chính đánh chiếm [[thành Cộng Hòa]].
 
Nhờ công lao này, ngay tối ngày 2 tháng 11 năm 1963, ông được các tướng lĩnh chỉ huy đảo chính thăng lên cấp [[Đại tá]], nhiệm chức và bổ nhiệm vào chức vụ Tham mưu phó Liên quân tại Bộ Tổng tham mưu. Không đầy một tháng sau, ông được [[Hội đồng Quân nhân Cách mạng (Việt Nam Cộng hòa)|Hội đồng Quân nhân Cách mạng]] chỉ định vào chức vụ Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Thiết giáp Trung ương. Đường công danh của ông rạng rỡ từ đây.
 
Sau khi tướng [[Nguyễn Khánh]] tiến hành cuộc [[Cuộc chỉnh lý tại Việt Nam Cộng hòa 1964|chỉnh lý]] tước quyền các tướng lĩnh cầm đầu Hội đồng Quân nhân Cách mạng, thường tuần tháng 2 năm 1964, ông nhận lệnh bàn giao Bộ chỉ huy Thiết giáp và được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh [[Sư đoàn 9 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa|Sư đoàn 9 Bộ binh]], kiêm Tư lệnh Biệt khu 41, bao gồm các tỉnh Vĩnh Long, Sa Đéc, Kiến Phong (Đồng Tháp). Nhằm tranh thủ sự ủng hộ từ phía ông, ngày 11 tháng 8 năm 1964, tướng Khánh đã thăng cấp cho ông và 7 đại tá khác lên cấp bậc [[Chuẩn tướng]] vừa được đặt ra.<ref>Đợt thăng cấp tướng ngày 11 tháng 8 năm 1964 có 8 Đại tá được thăng cấp Chuẩn tướng. Ngoài Đại tá Vĩnh Lộc còn có các Đại tá: [[Nguyễn Đức Thắng (tướng)|Nguyễn Đức Thắng]], [[Nguyễn Xuân Trang]], [[Albert Nguyễn Cao|Nguyễn Cao]], [[Nguyễn Văn Kiểm (thiếu tướng Việt Nam Cộng hòa)|Nguyễn văn Kiểm]], [[Đặng Văn Quang (tướng)|Đặng Văn Quang]], [[Lê Nguyên Khang]] và [[Hoàng Xuân Lãm]].</ref>
Dòng 47:
Với việc thăng lên cấp bậc tướng, ông trở thành một thành viên của Hội đồng Quân nhân Cách mạng. Mặc dù Hội đồng Quân nhân Cách mạng đã tuyên bố chấm dứt hoạt động chỉ 2 tháng sau đó, nhưng trên thực tế các tướng lĩnh tập hợp một cơ chế lãnh đạo chính trị riêng, từ đó hình thành [[Hội đồng Quân lực (Việt Nam Cộng hòa)|Hội đồng Quân lực]]. Với cơ chế này, ông cùng các tướng trẻ khác được mệnh danh là "nhóm tướng trẻ" ''(Young Turks)'', từng bước thâu tóm quyền lực mà đỉnh điểm là việc phế truất tướng Nguyễn Khánh và ép tướng Khánh phải lưu vong.
 
Cuối tháng 5 năm 1965, ông được bổ nhiệm vào chức vụ Tư lệnh [[Biệt khu Thủ đô]]. Khi Chính phủ do tướng [[Nguyễn Văn Thiệu]] làm Chủ tịch [[Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia (Việt Nam Cộng hòa)|Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia]] và tướng [[Nguyễn Cao Kỳ]] làm Chủ tịch [[Ủy ban Hành pháp Trung ương (Việt Nam Cộng hòa)|Ủy ban Hành pháp Trung ương]] ra đời. Ngày 20 tháng 6 năm 1965, ông được thăng cấp [[Thiếu tướng]] nhiệm chức và được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân đoàn II và Quân khu 2 thay thế tướng [[Nguyễn Hữu Có]]. Ngày 24 tháng 10 cùng năm, ông cho đặt tên doanh trại của Bộ tư lệnh Quân đoàn II là thành Pleime để kỷ niệm thắng lợi của [[trận Plei Me]]. Ngày Quốc khánh Đệ nhị Cộng hòa 1 tháng 11 năm 1966, ông được thăng cấp [[Trung tướng tại]] nhiệm chức.
 
===''Biến động Cao nguyên''===