Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Siêu tân tinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1.258:
 
Mặc dù siêu tân tinh bất ổn định cặp electron-positron là các siêu tân tinh suy sụp hấp dẫn lõi với đường cong cường độ ánh sáng và quang phổ tương tự như loại II-P, bản chất sau khi lõi suy sụp lại giống nhiều với vụ nổ khổng lồ của siêu tân loại Ia với phản ứng tổng hợp hạt nhân cacbon, ôxy, silic vượt giới hạn nhiệt (runaway fusion). Tổng năng lượng giải phóng ở những sự kiện có sao gốc khối lượng lớn nhất là đáng kể so với các loại siêu tân tinh suy sụp lõi khác nhưng sản phẩm neutrino tạo ra được cho là rất thấp, vì động năng và năng lượng bức xạ điện từ giải phóng rất cao. Lõi của những sao này có khối lượng lớn hơn nhiều bất kỳ một sao lùn trắng nào và lượng niken và những nguyên tố phóng xạ khác phóng ra từ vụ nổ có thể cao hơn nhiều bậc độ lớn, và hệ quả cho cường độ ánh sáng khả kiến rất cao.
 
===Sao tiền siêu tân tinh===
[[Tập tin:Artist's impression time-lapse of distant supernovae.webm|nhỏ|Minh họa một đám thiên hà ở xa, với các siêu tân tinh lần lượt xảy ra trong các thiên hà của đám. Mỗi vụ nổ trong thời gian ngắn có độ sáng đáng kể so với thiên hà chủ.]]
Sơ đồ phân loại siêu tân tinh có liên hệ chặt với loại sao ở thời điểm suy sụp hấp dẫn lõi. Sự xuất hiện của mỗi loại siêu tân tinh phụ thuộc lớn vào độ kim loại, và do đó là tuổi của thiên hà chủ.
 
Siêu tân tinh loại Ia có nguồn gốc từ [[sao lùn trắng]] trong [[sao đôi|hệ đôi]] và xảy ra ở mọi [[Phân loại hình thái của thiên hà|loại thiên hà]]. Siêu tân tinh sụp đổ hấp dẫn lõi chỉ được tìm thấy trong các thiên hà hiện tại hoặc gần đây đang trải qua quá trình hình thành sao, vì chúng có nguồn gốc từ những ngôi sao lớn có thời gian hoạt động ngắn. Chúng chủ yếu được tìm thấy ở các [[thiên hà xoắn ốc]] loại Sc, nhưng cũng xuất hiện ở nhánh của các thiên hà xoắn ốc loại khác và ở [[thiên hà vô định hình]], đặc biệt là [[thiên hà bùng nổ sao]].
 
==Xem thêm==