Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vasily Konstantinovich Blyukher”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Hisonan (thảo luận | đóng góp)
Dòng 21:
Cuối tháng 11 năm [[1917]], Vasily Blyukher tham gia chỉ huy Cận vệ Đỏ (tiền thân của [[Hồng Quân|Hồng quân]]) chiến đấu tại [[Chelyabinsk]]. Một năm sau ông chính thức gia nhập Hồng quân và sớm trở thành một chỉ huy của lực lượng này. Trong [[Nội chiến Nga]], ông là một trong những tướng lĩnh xuất sắc nhất của đội ngũ Hồng quân và đặc biệt nổi tiếng với thành tích chỉ huy 10.000 binh sĩ khỏe mạnh thuộc Tập đoàn quân kháng chiến Nam [[Dãy núi Ural|Ural]] vừa hành quân vừa chiến đấu chống lại sự truy đuổi của quân [[Bạch vệ]] vượt 1.500&nbsp;km chỉ trong vòng 40 ngày và cuối cùng kết nối được với lực lượng Hồng quân. Với thành tích này, tháng 9 năm [[1918]], Blyukher trở thành người đầu tiên được tặng thưởng [[Huân chương Cờ đỏ]] (ông còn bốn lần nữa được nhận vinh dự này, hai lần năm [[1921]] và hai lần năm [[1928]])<ref name="GRE"/>, ông được biểu dương vì "trong những điều kiện cực kỳ khó khăn, đã tổ chức một cuộc hành quân phi thường mà để so sánh với nó người ta chỉ có thể dùng cuộc tiến quân kỳ diệu qua [[Thụy Sĩ]] của danh tướng [[Aleksandr Vasilyevich Suvorov|Suvorov]]".
 
Sau Nội chiến, Blyukher được cử giữ chức Tư lệnh Các lực lượng vũ trang Xô viết tại [[Viễn Đông]] từ năm [[1921]] đến năm [[1923]]. Trong 3 năm từ [[1924]] đến [[1927]] ông được cử sang [[Trung Quốc]] làm cố vấn quân sự trong sở chỉ huy của [[Tưởng Giới Thạch]]. Trong vị trí này, ông là người chịu trách nhiệm soạn thảo kế hoạch cho cuộc [[Bắc phạt (1926)|Bắc phạt]] của [[Quốc Dân Đảng]] tiến để tiêu diệt các lực lượng phiến quân tớiphiệt để thống nhất Trung Quốc. Một trong những sĩ quan Trung Quốc được ông huấn luyện thời gian này là [[Lâm Bưu]], người về sau trở thành lãnh đạo chủ chốt của [[Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc]].
 
Sau khi quay về Liên Xô, năm [[1929]] Blyukher được giao toàn quyền chỉ huy lực lượng quân sự Xô viết tại Viễn Đông, được biết đến với tên Tập đoàn quân Cờ đỏ đặc biệt phương Đông (OKDVA) có trụ sở đóng tại [[Khabarovsk]]. Cùng với việc quân đội [[Nhật Bản]] mở rộng lãnh thổ chiếm đóng tại Trung Quốc và tỏ rõ thái độ thù địch với chính quyền Xô viết, lực lượng của Blyukher trở nên cực kỳ quan trọng và thường xuyên phải đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Năm 1929, Blyukher đã chỉ huy Hồng quân đánh bại lực lượng phiến quân Bắc Trung Quốc. Với thành tích này ông một lần nữa là người đầu tiên được nhận [[Huân chương Sao đỏ]] vào tháng 9 năm [[1930]]. Ngày [[20 tháng 11]] năm [[1935]], Blyukher là một trong 5 tướng lĩnh Hồng quân đầu tiên được phong danh hiệu [[Nguyên soái Liên bang Xô viết]].