Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận thành Hà Nội (1882)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Kongviet (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 49:
===Phía Pháp===
[[Tập tin:HenriRiviere1870s.JPG|nhỏ|phải|160px|[[Henri Riviere]]]]
Theo [[Hòa ước Giáp Tuất (1874)|Hiệp ước 1874]], Pháp được phép đóng một đồn binh gồm 100 người tại Đồn Thủy trên sông Hồng. Quan hệ giữa chính quyền sở tại và người Pháp luôn ở trạng thái căng thẳng. Các quan nhà Nguyễn cho rằng người Pháp chẳng có lý do gì đáng kể để duy trì một đồn binh tại Bắc kỳ, ngoài việc làm tiền đồn để quân Pháp xâm lược Bắc kỳ. Thống đốc Nam kỳ, [[Charles Marie Le Myre de Vilers,]] thì cho rằng trở ngại chính cho việc giao thương trên sông Hồng của họ là quân Cờ đen. Để giải quyết cái gai này thì theo ông ta chỉ cần đợi lúc nước ròng, cho giang thuyền bắn phá các doanh trại Cờ đen là đủ để phá tan đám "thổ phỉ" này. Việc khó khăn nhất chỉ là chọn cho được một viên chỉ huy chín chắn, chứ không phải một người bốc đồng, luôn tơ tưởng đến chiến công thành lập một đế quốc phương đông như Garnier, và người được chọn ấy là [[Henri Rivière]]. Đồng thời, họ cũng sẽ tránh các xung đột vũ trang không cần thiết với quân nhà Thanh nếu quân Thanh can thiệp. Khi Đô đốc Jauréguiberry, người luôn cổ vũ chính sách chinh phục Bắc kỳ, lên làm Bộ trưởng Bộ Hải quân ở [[Paris]], thì kế hoạch của Le Myre de Vilers được chấp thuận.
 
Ngày 26 tháng 3 năm 1882, Rivière trên hai thuyền chiến, rới Sài Gòn ra bắc cùng 230 lính, để tăng cường cho đồn binh đóng ở trên sông Hồng. Vừa đặt chân lên đất liền, Rivière đã trở nên hết sức phấn khích, không khác gì Garnier khi trước. Theo ông ta, các quan lại bướng bỉnh người Việt phải bị trừng trị thích đáng, những công sự phòng thủ của quân Nam hoàn toàn có thể phục vụ tấn công... và những việc như vậy là không thể chấp nhận được. Ngày 24 tháng 4, sau khi nhận được 250 quân Pháp từ miền Nam đến tiếp viện thêm, Rivière gửi tối hậu thư cho Tổng đốc [[Hoàng Diệu]], đòi giao nộp thành ngay lập tức. Khi Hoàng Diệu còn chưa kịp trả lời, thì pháo thuyền của quân Pháp đã nổ súng bắn vào thành<ref>Việc đánh thành Hà Nội là tự ý Rivière, chứ không nằm trong kế hoạch của Le Myre de Vilers</ref>.