Khác biệt giữa bản sửa đổi của “NATO”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 66:
 
Sau khi [[bức tường Berlin]] sụp đổ năm 1989, tổ chức này không còn đối trọng ([[khối Warszawa]]), nhưng NATO không giải tán mà tiếp tục tham gia vào các cuộc chiến tranh tấn công những nước khác, như cuộc phân chia nước [[Nam Tư]], và lần đầu tiên can thiệp quân sự tại [[Bosna và Hercegovina]] từ 1992 tới 1995 và sau đó đã thả bom [[Serbia]] vào năm 1999 trong cuộc nội chiến ở [[Kosovo]]. Tổ chức ngoài ra có những quan hệ tốt hơn với những nước thuộc khối đối đầu trước đây trong đó nhiều nước từng thuộc [[khối Warszawa]] đã gia nhập NATO từ năm 1999 đến 2004. Ngày 1 tháng 4 năm 2009, số thành viên lên đến 28 với sự gia nhập của [[Albania]] và [[Croatia]].<ref>[http://web.archive.org/web/20090417043658/sg.news.yahoo.com/afp/20090402/twl-nato-albania-croatia-4bdc673.html Albania, Croatia join NATO military alliance], ''AFP'', 1 tháng 4 năm 2009</ref> Từ sau sự kiện 11 tháng 9 năm 2001, NATO tập trung vào những thử thách mới, trong đó có đưa quân tấn công [[Afghanistan]], [[Iraq]] và [[Libya]].
 
==Lịch sử==
 
[[Hiệp ước Brussels]] là một hiệp ước bảo vệ lẫn nhau giữa các nước Tây Âu để chống lại mối đe dọa ngày càng tăng từ Liên Xô vào đầu Chiến tranh Lạnh. Nó được ký kết vào ngày 17 tháng 3 năm 1948 bởi [[Bỉ]], [[Hà Lan]], [[Luxembourg]], [[Pháp]] và [[Vương quốc Anh]]. Đó là tiền thân của NATO. Mối đe dọa từ Liên Xô trở nên thực sự đáng lo ngại sau vụ phong tỏa Berlin năm 1948, dẫn đến việc thành lập một tổ chức quốc phòng đa quốc gia giữa các nước Tây Âu, Tổ chức Quốc phòng Liên hiệp Phương Tây, vào tháng 9 năm 1948. Tuy nhiên, các nước thành viên của tổ chức lúc đó quá yếu về quân sự để có thể chống lại lực lượng vũ trang của Liên Xô. Bên cạnh đó, tại Tiệp Khắc vào năm 1948 một cuộc đảo chính của những người Cộng sản đã lật đổ chính phủ dân chủ và Ngoại trưởng Anh [[Ernest Bevin]] tin rằng cách tốt nhất để ngăn chặn các quốc gia khác rơi vào tình trạng như Tiệp Khắc đó là phát triển một chiến lược quân sự chung của các nước phương Tây. Ông có một buổi điều trần tiếp nhận tại Hoa Kỳ, đặc biệt là xem xét sự lo lắng của [[Mỹ]] đối với Ý (và [[Đảng Cộng sản Ý]])<ref>Pedaliu 2003, p. 97.</ref>
 
Năm 1948, các nhà lãnh đạo châu Âu đã gặp các quan chức quốc phòng, quân sự và ngoại giao Mỹ tại [[Lầu Năm Góc]], dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ [[George C. Marshall]] để đàm phán về một liên minh quân sự mới giữa các nước Phương Tây. Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, được ký bởi Tổng thống Mỹ [[Harry S. Truman]] tại [[Washington]] vào ngày 4 tháng 4 năm 1949, đánh dấu sự ra đời của NATO. Vào ngày mới được thành lập, NATO bao gồm năm quốc gia thuộc Hiệp ước Brussels cộng với [[Hoa Kỳ]], [[Canada]], [[Bồ Đào Nha]], [[Ý]], [[Na Uy]] , [[Đan Mạch]] và [[Iceland]] <ref name=history>{{cite web |url= http://nato.int/cps/en/natohq/declassified_139339.htm |title= A short history of NATO |publisher= NATO |accessdate=26 March 2017}}</ref>.
 
== Các thành viên NATO ==