Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáp cốt văn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Sơ lược: replaced: 2 loại → hai loại using AWB
Dòng 3:
 
== Sơ lược ==
Giáp cốt văn chỉ hệ thống chữ viết tương đối hoàn chỉnh, được phát triển và sử dụng vào cuối đời Thương (thế kỷ 14-11 TCN), dùng để ghi chép lại nội dung chiêm bốc của Hoàng thất lên trên maiyếm rùa hoặc xương thú. Sau khi lật đổ [[nhà Thương]], [[nhà Chu]] vẫn tiếp tục sử dụng thể chữ này. Cho đến nay, đây được xem là thể chữ cổ xưa nhất và là nguồn gốc hình thành chữ Hán hiện đại.<ref>Li, Xueqin (2002). "The Xia-Shang-Zhou Chronology Project: Methodology and Results". &nbsp;''Journal of East Asian Archaeology''. &nbsp;'''4''': 321–333. &nbsp;[[Digital object identifier|doi]]:[[doi:10.1163/156852302322454585|10.1163/156852302322454585]].</ref>
 
Giáp cốt văn có nghĩa là chữ viết (văn) được khắc trên maiyếm rùa (giáp) và xương thú (cốt). Giáp cốt văn được phát hiện tại khu vực làng Tiểu Đốn, huyện [[An Dương (huyện Trung Quốc)|An Dương]], tỉnh [[Hà Nam]], [[Trung Quốc]]. Xác định niên đại cách đây khoảng 3000 năm, được chia làm hai loại là giáp văn và cốt văn. Giáp văn được khắc trên mai bụngyếm của [[bộ Rùa|rùa]], một số ít được khắc trên mai lưng, cốt văn được khắc trên xương [[trâu]].
 
Năm [[Quang Tự]] thứ 24 triều [[nhà Thanh]] (năm 1898), một số nông dân phát hiện ra những mảnh xương thú khắc văn tự, nhưng tưởng là "long cốt" có thể chữa bệnh nên đã bán cho các hiệu thuốc. Nhà kim thạch học Vương Ý Vinh (王懿荣) và học trò là Triệu Quân (赵军) vô tình phát hiện ra trên những "long cốt" đó là một loại văn tự cổ. Qua khảo sát phát hiện ra nơi có "long cốt" chính là kinh đô cũ của [[nhà Thương|nhà Ân]], tức [[Ân Khư]] (殷墟). Ban đầu các học giả không hề biết điều này, bởi vì các nhà buôn cố ý nói dối nơi tìm được "long cốt".<ref>Nylan, Michael (2001). The five "Confucian" classics, p. 217</ref>