Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nicôla Huỳnh Văn Nghi”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n chính tả, replaced: lưu đầy → lưu đày using AWB
clean up
Dòng 83:
Ông sinh ngày [[1 tháng 5]] năm [[1927]] tại Giáo xứ [[Vĩnh Hội]], Quận Nhì, Sài Gòn và được rửa tội theo nghi lễ Công giáo ngày 15 tháng 05 sau đó tại nhà thờ Cầu Kho. Cha ông là một công nhân đường sắt, có 12 người con, Giám mục Huỳnh Văn Nghi là người con thứ 7 của ông. Cha ông là ông Phêrô Huỳnh Văn Độ (1893 - 1979), quê ở Tân Thới Nhì - huyện Hóc Môn và mẹ ông là bà Anna Nguyễn Thị Nên (1898-1976), quê tại Tân Quý Đông.<ref name=nghib />
 
Ngày [[10 tháng 8]] năm [[1939]], ông gia nhập [[Tiểu chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn]] để dự tu. Sau [[Cách mạng Tháng Tám]] [[1945]], chủng viện tạm đóng cửa nên ông trở về lại gia đình. Đến ngày [[13 tháng 8]] năm [[1947]], ông được gọi vào Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn và học [[triết học]], và đi du học ở Chủng viện Issy les Moulineaux ([[Pháp]]) từ năm [[1950]].<ref name=nghia>{{chúChú thích web|url=http://hdgmvietnam.org/thanh-le-an-tang-duc-giam-muc-nicola-huynh-van-nghi-nguyen-giam-muc-giao-phan-phan-thiet/6990.63.8.aspx |tiêu đề=Thánh Lễ an táng Đức giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi, nguyên Giám mục giáo phận Phan Thiết|nhà xuất bản= Hội đồng Giám mục Việt Nam|ngày truy cập=Ngày 13 tháng 4 năm 2016}}</ref><ref name=nghib />
 
==Linh mục==
Sau ba năm học [[thần học]] tại Pháp, ông được thụ phong [[linh mục]] tại [[Nhà thờ Đức Bà Paris]] vào ngày [[25 tháng 6]] năm [[1953]] và trở về [[Việt Nam]]. Sau đó, ông giữ các chức vụ trong nội thành Sài Gòn như sau: Giáo sư tại Chủng viện (từ năm 1953 đến năm 1961) rồi là Linh mục chánh xứ Giáo xứ Gò Vấp từ năm 1961 đến năm 1965, Linh mục Chánh xứ [[Nhà thờ Tân Định|Tân Định]] từ năm 1965 đến năm 1974.<ref name=nghia /> Năm 1967, ông nhận thêm chức giám đốc [[Caritas]] Sài Gòn. Ngày 14 tháng 3 năm 1972, ông được Bộ Xã hội [[Việt Nam Cộng hòa]] tặng Xã hội Bội tinh đệ nhất đẳng.<ref name=nghib>{{chúChú thích web|url=http://baoconggiao.com/vi/news/Giao-Hoi-Viet-Nam/Cao-Pho-Duc-Giam-Muc-Nicolas-HUYNH-VAN-NGHI-Nguyen-Giam-Muc-GP-Phan-Thiet-5764/|tiêu đề=Cáo Phó: Đức Giám mục Nicolas HUỲNH VĂN NGHI Nguyên Giám mục GP Phan Thiết|nhà xuất bản=Báo Công giáo|ngày truy cập=Ngày 17 tháng 4 năm 2016}}</ref>
 
==Giám mục==
Dòng 98:
Ngày 14 tháng 1 năm 1992, phái đoàn Toà Thánh do Đức ông C.Celli dẫn đầu đến Hà Nội để làm việc với chính phủ Việt Nam, đề nghị giải pháp toàn bộ gồm ba điểm: Một là, bổ nhiệm Giám mục [[Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng]] hiện là giám quản trở thành tổng giám mục Hà Nội; hai là, Giám mục [[Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận]] hiện là tổng giám mục phó Thành phố Hồ Chí Minh được thuyên chuyển về làm tổng giám mục Phó Hà Nội; và ba là, Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi làm tổng giám mục phó [[Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh]]. Tuy nhiên, do chính phủ Việt Nam không chấp nhận Giám mục Thuận làm tổng giám mục phó Hà Nội, và Toà Thánh cho đây là biện pháp toàn bộ nên giải pháp ba điểm này bất thành, phái đoàn Toà Thánh trong lần làm việc với chính phủ năm 1994 thừa nhận đây là một sai lầm.<ref>{{harvnb|Trương Bá Cần|1996|p=131}}</ref>
 
Sau đó, cuộc gặp từ ngày 1 đến ngày 7 tháng 2 năm 1993, phái đoàn Toà Thánh đưa ra giải pháp toàn bộ mới, trong đó bớt đi đề nghị đầu tiên so với năm 1992, vẫn giữ nguyên 2 đề nghị sau về các giám mục Huỳnh Văn Nghi và Nguyễn Văn Thuận. Nhưng chính phủ chỉ đồng ý đề nghị về phần Giám mục Nghi mà không chấp nhận Giám mục Thuận ra Hà Nội, vì là một giải pháp toàn bộ, Toà Thánh không bổ nhiệm Giám mục Nghi làm Tổng giám mục Phó như đã định.<ref name="Trương Bá Cần 1996 134">{{harvnb|Trương Bá Cần|1996|p=134}}</ref> Tổng giám mục Celli được cho là cố gắng linh động nhằm chọn được các giám mục kế vị ở Hà Nội để kế vị Hồng y Tổng giám mục [[Giuse Maria Trịnh Văn Căn]] cũng như ở Sài Gòn để kế vị Tổng giám mục [[Phaolô Nguyễn Văn Bình]].<ref name="Irish">{{citewebChú thích web|url =https://web.archive.org/web/20160120034945/http://www.irishtimes.com/news/vatican-softens-stance-on-communist-states-1.101498|titletiêu đề = Vatican softens stance on communist states The Irish Times|datengày tháng=ngày 1 tháng 11 năm 1996|accessdatengày truy cập=ngày 11 tháng 07 năm 2015|publishernhà xuất bản = Irish Times}}</ref>
 
[[Tập tin:Mộ phần ĐGM Nicola Huỳnh Văn Nghi.jpg|250px|nhỏ|Mộ phần Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi trong [[Nhà thờ chính tòa Phan Thiết]]]]
Năm 1993, Tổng giám mục [[Phaolô Nguyễn Văn Bình]] ngã bệnh không thể điều hành [[Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh]] (đã đổi tên từ Tổng giáo phận Sài Gòn). Vào thời điểm đó, tổng giám mục phó của tổng giáo phận này là [[Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận]] lại bị [[cản tòa]], không được phép trở lại Việt Nam vì lý do chính trị nên không thực hiện được quyền kế vị chức [[tổng giám mục]].<ref>Năm 1975, Tổng giáo phận Sài Gòn cần thêm Giám mục phụ giúp mục vụ cho Tổng Giám mục Phaolô Bình nên vào ngày [[23 tháng 4]] năm [[1975]], Tòa Thánh bổ nhiệm Giám mục Phanxicô Xaviê Thuận, đang là Giám mục Nha Trang về làm Tổng Giám mục phó Tổng giáo phận Sài Gòn với quyền kế vị. Tuy nhiên do chiến sự mãi đến ngày [[7 tháng 5]], Giám mục Thuận mới về đến Sài Gòn để nhận nhiệm vụ mới. Khi đó, chính quyền mới [[Cộng hòa Miền Nam Việt Nam]] tuyên bố không công nhận sự bổ nhiệm này vì họ cho rằng đó là một "mưu đồ chính trị" (Giám mục Thuận là cháu gọi Tổng Giám mục [[Phêrô Máctinô Ngô Đình Thục]] và cố [[Tổng thống Việt Nam Cộng hòa]] [[Ngô Đình Diệm]] là cậu ruột). Ngày [[1 tháng 7]] năm 1975, chính quyền mới chính thức yêu cầu Giám mục Thuận trở về chức vụ cũ tại Giáo phận Nha Trang như trước đây. Trong những năm sau đó, Giám mục Thuận bị giam giữ, quản thúc ở nhiều nơi trước khi được phép ra nước ngoài chữa bệnh. Trong thời gian chữa bệnh tại Roma, chính phủ Việt Nam tuyên bố ông không còn được trở lại Việt Nam (persona non grata)</ref> Vì thế, ngày [[8 tháng 8]] năm [[1993]], Tòa Thánh bổ nhiệm Giám mục Nicôla Nghi giữ kiêm thêm chức Giám quản Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh đồng thời tiếp tục làm Giám mục chính tòa Phan Thiết theo quyết định số 3677/93 của Tòa Thánh. Tổng Giám mục Phaolô Bình lúc này bàn giao mọi việc điều hành Tổng giáo phận cho Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi, nhưng vẫn giữ quyền tổng giám mục.<ref name=nghib /><ref>{{chúChú thích web|url=http://tonggiaophanhanoi.org/tin-tuc/tin-giao-hoi-viet-nam/444-luoc-su-tong-giao-phan-sai-gon-trung-tam-muc-vu-va-dai-chung-vien-thanh-giuse|tiêu đề= Lược sử Tổng Giáo phận Sài Gòn, Trung tâm Mục vụ, và Đại Chủng viện Thánh Giuse|ngày truy cập=Ngày 16 tháng 4 năm 2016}}</ref>
 
Phản ứng trước sự việc này, ngày [[15 tháng 9]] năm 1993, [[Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh]] cho đọc toàn văn thông báo phản đối Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi hoạt động tôn giáo trên cương vị Giám quản Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh.<ref name="Trương Bá Cần 1996 134"/><ref>{{chúChú thích web|url=http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/ghvienam/39vienam.htm |tiêu đề=Ðức Giám mục Phan Thiết mừng Ngân Khánh Giám mục và kêu gọi giúp đỡ các nạn nhân bão lụt|nhà xuất bản=Catholic}}</ref> Ngày [[22 tháng 9]] năm [[1993]], ông [[Trương Tấn Sang]], bấy giờ là Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, có gởi thư cho Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình để nói về quan điểm của chính quyền về vụ bổ nhiệm này. Theo đó, chính quyền Việt Nam chỉ chấp nhận giải pháp bổ nhiệm Giám mục Nghi từ Phan Thiết về làm Tổng giám mục phó với quyền kế vị. Họ cho rằng, Tòa Thánh Vatican sở dĩ không làm như vậy mà lại đơn phương bổ nhiệm Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi chỉ làm Giám quản Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh là có ý đồ "giữ chỗ" để đưa Tổng giám mục phó Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận về hoạt động tôn giáo tại thành phố này.<ref>{{chúChú thích web|url=http://www.ghxhcg.com/article.aspx?id=741 |tiêu đề=TGM Nguyễn Văn Thuận, nguyên nhân 13 năm lưu đày khổ nhục (II)|nhà xuất bản=Giáo huấn công giáo|ngày truy cập=Ngày 16 tháng 4 năm 2016}}</ref>
 
Năm 1995, Tổng Giám mục Phaolô Nguyễn Văn Bình qua đời, Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi nhận quyền điều hành Tổng giáo phận trên cương vị Giám quản Tông Tòa Tổng giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian 3 năm [[trống tòa]] cho đến khi Tòa Thánh bổ nhiệm tân Tổng giám mục là [[Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn]] vào ngày [[9 tháng 3]] năm [[1998]].<ref>{{chúChú thích web|url=http://www.asianews.it/news-en/Catholics-mourn-the-death-of-Mgr-Van-Nghi,-defender-of-religious-freedom-in-Vietnam-34220.html |tiêu đề=Catholics mourn the death of Mgr Van Nghi, defender of religious freedom in Vietnam|nhà xuất bản=Asian News|ngày truy cập=Ngày 16 tháng 4 năm 2016}}</ref>
 
Ngày 29 tháng 6 năm 2003, dịp kỉ niệm kim khánh (50 năm) linh mục của mình, Giám mục Huỳnh Văn Nghi nhận được rất nhiều điện thư chúc mừng, của giáo hoàng, Hồng y Tổng trưởng, Giám mục Chủ tịch Hồi đồng Giám mục Việt Nam [[Phaolô Nguyễn Văn Hòa]],..<ref>{{chúChú thích web|url=https://www.catholic.org.tw/vntaiwan/03viet/tin39.htm|tiêu đề=Chúc Mừng Kim Khánh Linh mục của Ðức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi (29/06/1953-29/06/2003)|nhà xuất bản=Catholic|ngày truy cập=Ngày 16 tháng 4 năm 2016}}</ref> Gần một năm sau đó, ông cũng tổ chức kỉ niệm 30 năm Giám mục của mình, và như dịp kỉ niệm năm trước, ông cũng nhận được rất nhiều điện thư chúc mừng.<ref name=nghix>{{chúChú thích web|url=https://www.catholic.org.tw/vntaiwan/ghvienam/20vienam.htm|tiêu đề=Chúc Mừng Ngân Khánh Giám mục Ðức Cha Phaolô Huỳnh Ðông Các và Ðức Cha Nicôla Huỳnh Văn Nghi|nhà xuất bản=Ngày 16 tháng 4 năm 2016}}</ref> Ông nghỉ hưu từ ngày [[1 tháng 4]] năm [[2005]].<ref>{{chúChú thích web|url=http://www.catholic.org.tw/vntaiwan/vnchurch/phanthiet/gmnghi.htm |tiêu đề=Ðức Cha Nicolas Huỳnh Văn Nghi Nguyên Giám mục Giáo phận Phan Thiết|nhà xuất bản=Catholic|ngày truy cập=Ngày 16 tháng 4 năm 2016}}</ref>
 
==Qua đời==
Ông qua đời lúc 15 giờ 15 phút ngày [[6 tháng 5]] năm [[2015]] tại Phan Thiết với 62 năm linh mục và 41 năm giám mục.<ref>{{chúChú thích web|url=http://tgpsaigon.net/baiviet-tintuc/20150506/30488 |tiêu đề=Cáo Phó: Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi|nhà xuất bản=Tổng giáo phận Sài Gòn|ngày truy cập=Ngày 12 tháng 5 năm 2016}}</ref> Ngày [[11 tháng 5]], tại Nhà thờ chính tòa Giáo phận Phan Thiết, lễ an táng Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi, được cử hành lúc 9 giờ sáng do Hồng y [[Phêrô Nguyễn Văn Nhơn]], Tổng Giám mục [[Tổng giáo phận Hà Nội]] chủ tế. Ðồng tế với Hồng y Nhơn còn có 21 Giám mục của cả ba giáo tỉnh và gần 300 linh mục, tu sĩ nam nữ, người thân và hàng ngàn giáo dân.<ref name=nghiz>{{chúChú thích web|url=http://baoconggiao.com/vi/news/Giao-Hoi-Viet-Nam/Thanh-Le-an-tang-Duc-Giam-muc-Nicola-Huynh-Van-Nghi-5799/|tiêu đề=Thánh Lễ an táng Đức Giám mục Nicôla Huỳnh Văn Nghi|ngày truy cập=Ngày 16 tháng 4 năm 2016|nhà xuất bản=Báo Công giáo}}</ref>
 
==Nhận xét==
Nhân dịp kỉ niệm 25 năm giám mục của ông, chính [[Giáo hoàng Gioan Phaolô II]] đã viết thư chúc mừng, trong đó có nhận xét về ông:<ref>{{chúChú thích web|url=https://www.catholic.org.tw/vntaiwan/ghvienam/21vienam.htm|tiêu đề=Thư mừng của Ðức Gioan Phaolô II thân gởi Hiền Huynh đáng kính Nicôla Huỳnh Văn Nghi Giám mục Phan Thiết|nhà xuất bản=Catholic|ngày truy cập=Ngày 13 tháng 4 năm 2016}}</ref>
:''Ta vui sướng công nhận những công trạng to lớn của thừa tác vụ Linh mục và Giám mục của Hiền Huynh, cũng như những đức tính mục tử của tâm hồn Hiền Huynh và những khả năng trí tuệ đặc biệt đã mang lại nhiều lợi ích ơn Chúa, trước tiên cho Tổng Giáo phận Thành phố Sài Gòn, khi Hiền Huynh còn làm việc ở đó với tư cách là Giám mục phụ tá và bây giờ còn không ngừng làm tăng trưởng và phục vụ Ðàn Chiên thân yêu ở Phan Thiết: Ðàn chiên mà Hiền Huynh trong hơn 24 năm qua với tư cách là Giám Quản Tông Tòa, rồi là Giám mục chính tòa đang xây dựng, phát triển và canh tân, nhân danh Chúa Kitô vị Mục Tử tốt lành.''