Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đinh Triều Quốc Mẫu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 10:
Thần tích Ngọc phả của miếu Lộc Thọ, xã Độc Lập, Hưng Hà, [[Thái Bình]] chép rằng: Miếu thờ: “Quốc mẫu Thiềm Nương Hoàng Thái hậu”. Khi [[Đinh Bộ Lĩnh]] dấy cờ khởi nghĩa ở [[Hoa Lư]], thấy đã đủ mạnh, ông rời Hoa Lư đi dẹp loạn các xứ quân, khi đi có đem theo thân mẫu Đàm thị cùng đi.
Theo thần phả thì bà Đàm Thị Thiềm vốn cũng có tài cung kiếm võ nghệ. Sau khi về với sứ quân [[Trần Lãm]] ở Kỳ Bố Hải Khẩu, [[Đinh Bộ Lĩnh]] đã cùng các tướng [[Đinh Điền]], [[Nguyễn Bặc]], [[Lưu Cơ]], Sát Công, Phạm Thành về đóng đồn ở Doanh đầu (trang Thụy Thú – Lộc Thọ) nhằm ngăn chặn sứ quân của [[Phạm Bạch Hổ]], đang chiếm giữ đất Đằng Châu (nay ở [[Hưng Yên]]). Sau này khi thế lực đã mạnh ông để thân mẫu ở lại Trang Thuỵ Thú, tự mình dẫn quân đánh dẹp các sứ quân. Khi sắp xưng vương ông cho người về Trang Thụy Thú đón mẹ, nhưng do ốm nặng bà không về [[Hoa Lư]] được và mất tại Trang Thuỵ Thú. Vua [[Đinh Tiên Hoàng]] đã lệnh cho táng mẹ ở doanh đồn (Thuỵ Thú). Trên mặt huyệt dùng đá lấp lên sau dân làng xây miếu ở trên mặt mộ để thờ. Vua lệnh miễn giảm tô thuế cho dân Thuỵ Thú và từ đó thôn Thuỵ Thú được triều đình coi như một làng thuộc dân con quê cũ của mẹ vua. Trong miếu thờ Thái hậu còn ghi: “Thánh hậu Đinh Miếu” và có nhiều câu đối ca ngợi công đức của bà.<ref>[http://www.baobinhdinh.com.vn/datnuoc-connguoi/2010/8/95380/ Đi tìm mộ thân mẫu Vua Đinh Tiên Hoàng]</ref>
 
==Tôn vinh==
Cụm di tích lịch sử Đinh triều Quốc Mẫu là một quần thể gồm: Hoàng Lăng, mộ địa, miếu, đình, đền, chùa. Tương truyền, trong quá trình dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh đã về vùng Thụy Thú xưa (nay là thôn Thọ Lộc, xã Độc Lập) lập căn cứ chống lại xứ quân Châu Đằng. Cùng đi có thân mẫu Đàm Thị Thiềm Nương và các tướng: Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Lưu Công, Sát Công, Phạm Thành, Phạm Thọ, Lê Hoàn. Khi thế lực đã mạnh, Đinh Bộ Lĩnh để thân mẫu ở lại trang Thụy Thú, rồi dẫn quân đi dẹp các sứ quân. Khi sắp xưng vương, ông cho người về trang Thụy Thú đón mẹ nhưng do ốm nặng, bà không về Hoa Lư được và mất tại trang Thụy Thú vào ngày 10/10 âm lịch năm 968. Đinh Bộ Lĩnh đã lệnh cho quân sĩ an táng mẹ tại đây và cử bốn vị tướng là Đinh Điền, Phạm Thành, Lưu Công, Sắt Công về trang Thụy Thú chiêu mộ dân chúng bảo vệ Hoàng lăng, mộ địa. Sau khi 4 vị tướng qua đời, dân làng lập đền và đình để thờ và tôn 4 vị làm thành hoàng làng, còn trên phần mộ của Hoàng Thái Hậu Đàm Thị, dân làng xây miếu làm nơi hương khói.<ref>[http://www.thaibinh.gov.vn/dukhach/pages/du-lich-le-hoi.aspx?ItemID=35973 Lễ hội truyền thống cụm di tích Đinh Triều Quốc Mẫu ở Thái Bình]</ref>
 
Di tích đình Bườn, miếu Trúc và mộ các nhân vật lịch sử liên quan thuộc xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc, Nam Định) là Di tích lịch sử quốc gia. Đình Bườn và những di tích có liên quan như: lăng mộ Đàm Hoàng Thái hậu, lăng mộ Tướng quân Cao Mộc, miếu Trúc thờ Tướng quân Phùng Gia được xây dựng trên khu vực đồn binh An Biện (Bườn) xưa của [[Đinh Bộ Lĩnh]]. Đây là một trong những căn cứ quan trọng trong việc tích trữ lương thực, chiêu mộ binh sĩ, giúp [[Đinh Bộ Lĩnh]] dẹp [[loạn 12 sứ quân]], thống nhất đất nước. Về giá trị lịch sử, cùng với các đạo sắc phong thần, tại đình Bườn và các di tích có liên quan còn có nhiều câu đối ca ngợi công đức và sự thờ tự đối với Đàm Hoàng Thái hậu, Tướng quân Cao Mộc và Tướng quân Phùng Gia. Hằng năm, tại di tích, nhân dân địa phương ba lần mở hội vào các ngày kỵ của Đàm Hoàng Thái hậu.<ref>[http://www.dulichnamdinh.com.vn/(S(bq0kzf45h44gpuyzyqrit255)A(YMP9yfja0AEkAAAAMzQ3NTM2MmYtZGE5NC00NTJjLTk4YmMtZTA0ZGQ0OWEyZjU13n0GhZeV7VC0d4j5edugRxxirJk1))/viewdetails.aspx?Id=2991&AspxAutoDetectCookieSupport=1 Giá trị lịch sử - văn hóa của Di tích lịch sử quốc gia đình Bườn]</ref>