Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ernest Mandel”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Phan Ba (thảo luận | đóng góp)
Phan Ba (thảo luận | đóng góp)
Dòng 22:
 
Trong các thập niên 1950 và 1960, bên cạnh các hoạt động liên quan đến việc xây dựng Đệ Tứ Quốc tế và trong phân bộ Bỉ, Mandel đặt trọng tâm vào công việc viết báo. Ngoài những tờ báo khác ông đã viết cho hai tờ báo Bỉ là ''Le Peuple'' (1954-[[1958]]) và ''La Wallonie'' (1958-[[1966]]), cho tờ ''L’Observateur'' tại Paris và ''Het Paroll'' ở [[Amsterdam]]. Với vai trò là nhà báo, Mandel chủ yếu viết về các đề tài chính trị-kinh tế, chính trị-xã hội nhưng ông cũng viết về các đề tài chính trị đối nội và đối ngoại. Nhiều bài viết của Mandel cũng được đăng trên các báo và tạp chí có đường hướng chủ nghĩa xã hội cánh tả, sát gần phong trào xã hội-dân chủ hay độc lập cũng như thuộc về các cơ quan báo chí "thâm nhập", tức những báo xuất bản dưới sự bảo hộ của một đảng xã hội-dân chủ hay xã hội chủ nghĩa và không công khai tự xưng là thuộc về chủ nghĩa Trosky nhưng lại chịu rất nhiều ảnh hưởng của những người theo Chủ nghĩa Trosky hay do những người đấy định dạng. Thuộc vào trong số đó là tuần báo ''La Gauche'' phát hành tại Bruxelles và tờ ''Links'' mà Mandel là một trong những người đồng thành lập, xuất bản và tác giả thường kỳ. Sau khi PSB tuyên bố trong một đại hội đảng rằng việc cộng tác với ''La Gauche'' và ''Links'' là việc không phù hợp cho một thành viên của đảng, Mandel và những người cánh tả quá khích khác đã ly khai ra khỏi PSB. Mandel vẫn là tổng biên tập của tờ ''La Gauche'', tờ báo cũng có đọc giả là những người bên ngoài giới ủng hộ chủ nghĩa Trosky và sau đấy trở thành cơ quan báo chí của phân bộ Bỉ được tái tổ chức thuộc về Đệ Tứ Quốc tế.
 
Tại Bỉ, trong nửa thập niên sau của những năm 1960, Mandel chuyên tâm xây dựng các đảng phái chủ nghĩa xã hội cánh tả nhỏ trong vùng Flandern và Wallonien mà cuối cùng từ những đảng đó phân bộ Bỉ của ''Fourth International'' được tái thành lập. Trong những năm của thập niên 1960 Mandel chú tâm vào các đề tài cải cách cấu trúc chống tư bản chủ nghĩa, việc công nhân kiểm soát sản xuất và hoạt động cho một cấu trúc liên bang cho nước Bỉ, là nước chịu nhiều ảnh hưởng của mâu thuẫn giữa hai vùng Wallonie và Flandres (Đọc [[Xung đột Wallonie-Flandres]]). Ngoài ra từ [[1954]] cho đến [[1963]] Mandel là thành viên và chuyên gia cố vấn trong Ủy ban Nghiên cứu của Liên hiệp Công đoàn Bỉ FGTB (''Fédération Général du Travail Belgique'') và là người cộng tác tin cậy của [[André Renard]], người lãnh đạo công đoàn Wallonie được lòng dân và có nhiều ảnh hưởng. Cả hai người đã đóng vai trò quan trọng trong vụ tổng đình công ở Bỉ vào cuối [[1960]] đầu [[1961]] và trong phong trào công đoàn của Bỉ trong thời gian này.
 
Năm [[1962]] Mandel tiếp tục việc học đại học đã phải bỏ dỡ năm 1941 vì chiến tranh và vì nước Bỉ bị chiếm đóng. Ông tiếp tục học ngành kinh tế tại Bruxelles và Paris và đỗ bằng ''Licencié'' tại ''École Practique des Hautes Etudes ''của trường Đại học [[Sorbonne]] tại Paris năm [[1967]]. Mặc dù hoạt động chính trị trong nước và quốc tế rất tích cực nhưng ông vẫn tiếp tục nghiên cứu và đạt học vị phó tiến sĩ đầu năm [[1972]] tại trường [[Đại học Tự do Berlin]] (''Freie Universität Berlin''.
 
Trong những năm của thập niên 1960 Ernst Mandel cũng bắt đầu xuất hiện thường xuyên hơn trên trường quốc tế ngoài môi trường chung quanh đại học và Trosky mà trong đó các sách do ông viết đã góp phần quan trọng. Qua một lượng lớn sách và bài viết được xuất bản, seminar, các chuyến đi giảng bài và tranh luận công khai ông đã có nhiều ảnh hưởng đến phong trào sinh viên đang nở rộ.
 
Từ tháng 10 năm [[1970]] cho đến khi về hưu vào ngày [[30 tháng 9]] năm [[1988]] Madel đầu tiên là giảng viên và sau đó là giáo sư của trường Đại học Tự do Brussel (''Vrije Universiteit Brussel - VUB''). Ông giảng bài và tổ chức seminar về môn kinh tế học chủ nghĩa Marx và về cấu trúc chính trị, từ [[1985]] đến 1988 ông đồng thời cũng là giám đốc Trung tâm Chính trị (''Centrum voor Politicologie'') của VUB.
 
Ông đã nhận [[Giải thưởng Alfred Marshall]] của Trường [[Đại học Cambridge]] (''University of Cambridge'') năm [[1978]] cho loạt bài giảng về [[Alfred Marshall]] của ông.
 
Cuối những năm 1960 và trong thập niên 1970 chính phủ một số nước phương Tây đã cấm không cho ông nhập cảnh và giảng dạy. Ngoài những nước khác ông đã không được phép vào Mỹ, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, [[Thụy Sỹ]] và [[Úc]] trong nhiều năm. Tại Cộng hòa Liên bang Đức nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ thời đấy [[Hans-Dietrich Genscher]] đã cấm ông không được phép nhập cảnh, việc chỉ được bãi bỏ năm [[1978]]. Ông chỉ được vào các nước thuộc khối phương Đông từ năm [[1989]], ngoại trừ [[Nam Tư]], nơi ông đã tham dự nhiều hội nghị của các nhà khoa học xã hội chủ nghĩa ngay trong những năm của thập niên 1970 và 1980.
 
Đặc biệt các cuộc tranh luận nổi tiếng của ông với các lý thuyết gia của chủ nghĩa Marx đã góp phần làm cho nhiều người biết đến ông. Thí dụ như với [[Che Guevara]] và [[Charles Bettelheim]] về tổ chức của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa; với [[Paul Sweezy]], [[Hillel Ticktin]], [[Alec Nove ]]về bản chất của sự quan liêu Xô viết. Trung tâm của các cuộc thảo luận khác là các đề tài kinh tế thị trường chống với kinh tế kế hoạch, lý thuyết của [[chủ nghĩa tư bản nhà nước]] hay tương lai của [[chủ nghĩa xã hội]] sau khi chính quyền xã hội chủ nghĩa tại các nước Đông Âu sụp đổ. Mandel cũng đã có nhiều cuộc tranh luận công khai thú vị với nhiều nhà hoạt động chính trị như [[Gregor Gysi]], [[Felipe González]] và [[Joop den Uyl]].
 
Từ cuối thập niên 1960, nhờ vào những hoạt động khoa học và chính trị trên trường quốc tế mà Ernest Mandel đã trở thành người đại diện nổi tiếng nhất của [[chủ nghĩa Trosky]]. Sách và các bài viết của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng mà một phần cũng đạt đến số lượng xuất bản và độ truyền bá đáng kể.
 
Ngoài ra trong những năm sau này Mandel còn thường là khách mời của các sự kiện thảo luận, tranh luận công khai hay talkshow trên truyền hình.
 
==Tác phẩm==