Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quế Lâm (nhà Thanh)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 15:
Tiếp đó Quế Lâm đốc binh đánh Đạt Ô Đông Ngạn sơn lương, tham tướng Tiết Tông tử trận. Tông là kiêu tướng, thâm nhập rồi bị cạn lương; Quế Lâm sai hẹn hội quân, lại không kịp thời điều viện binh, khiến quân của Tông toàn bộ bị tiêu diệt. Quế Lâm dâng sớ nhận tội, nhưng không dám thuật lại đầy đủ chiến sự. Tống Nguyên Tuấn và tán trật đại thần A Nhĩ Thái hặc Quế Lâm nói dối; còn nói ông ở Tạp Nha xây nhà cửa để ở, bức bách thuộc liêu cung ứng, cùng bọn phó đô thống Thiết Bảo, đề đốc Uông Đằng Long cả ngày say sưa, chư tương hiếm khi được gặp; lại nói Quế Lâm bí mật lệnh cho thân tín của Đằng Long là tổng binh Vương Vạn Bang đem 500 lạng bạc, đi chuộc quan binh bị bắt, ý đồ lấp liếm việc thua trận.
 
Càn Long đế đoạt chức của Quế Lâm, mệnh cho Ngạch phò, thượng thư, công tước [[Phúc Long An]] tra án. Ít lâu sau Phúc Long An tấu rằng những việc hặc tấu đều là bậy, chỉ có tổn thất của quan binh không sát với thực tế mà thôi; còn việc chuộc chuộc quan binh bị bắt, thật ra là Hộ bộ lang trung Uông Thừa Bái nghe được thổ binh của Ba Vượng, Bố Lạp Khắc Để quay về sau khi lạc đường, bèn thông báo với Quế Lâm, phát 500 lạng bạc để Uông Đằng Long thưởng cho họ, tức là ở việc này, Tống Nguyên Tuấn đã vu cáo Quế Lâm. Như thế, Phúc Long An đề nghị phân biệt để trị tội. Càn Long đế cho rằng Quế Lâm ở trong quân, hằng ngày quen thói say sưa, chỉ muốn bản thân thoải mái, không đồng cam cộng khổ với sĩ tốt, hơn nữa còn gây ra tổn thất quan binh ở Bắc sơn lương, không thể nào được vô tội. Vì vậy Quế Lâm bị đày đi thú ở [[Y Lê]].
 
===Cuối đời===