Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Tống”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 271:
Cùng với nó là sự khởi đầu của cái có thể coi là cuộc [[cách mạng công nghiệp]] Trung Quốc. Ví dụ, nhà sử học [[Robert Hartwell]] đã ước tính rằng sản lượng [[thép]] trên đầu người đã tăng gấp 6 lần trong giai đoạn từ năm 806 tới năm 1078, có nghĩa, tới năm 1078 Trung Quốc sản xuất 125.000 tấn thép một năm, và lượng tiêu thụ trên đầu người đạt khoảng 1,5 kg một năm (so với 0,5 kg ở châu Âu). Thép được dùng để sản xuất [[cày]], [[búa]], [[kim]], ghim, [[chũm chọe|chũm choẹ]] v.v với số lượng lớn, cho thị trường nội địa và để buôn bán với thế giới bên ngoài, khi ấy cũng đang phát triển mạnh mẽ. Đồng thời Trung Quốc cũng phát minh ra [[thuốc súng]], phát triển [[súng thần công]], [[súng phun lửa]] (như kiểu người [[Đế quốc Đông La Mã|Byzantine]] đã phát minh ra), kỹ thuật [[in ấn]] khiến tăng số người biết đọc, viết cũng như các vật tư phục vụ ngành in. Điều này đồng nghĩa với việc các bậc cha mẹ khuyến khích con cái đi học để biết đọc, biết viết để có cơ hội tham dự các kỳ khoa cử (''科舉'') nhằm trở thành một quan chức trong hệ thống quan lại dân sự triều đình. Nhờ những phát minh và cải tiến đó (cùng với cuộc ''cách mạng nông nghiệp'' đang diễn ra) Trung Quốc đã phát triển một vài thành phố lớn nhất thế giới thời kỳ ấy. Ví dụ [[Hàng Châu]] từng có khoảng 500.000 người: lớn hơn rất nhiều so với bất kỳ thành phố châu Âu nào - ở Tây [[Châu Âu|Âu]] tới năm 1200, chỉ [[Paris]] và [[Venezia|Venice]] có dân số trên 100.000 người, dù cho Constantinopolis đã có tới 300.000 dân.
 
Về mặt văn hoá, nhà Tống có mức phát triển cao hơn nhiều so với những thế kỷ trước đó, không chỉ gồm những phát triển đã có từ thời [[nhà Đường]] như quan niệm về người thông thạo bách nghệ, gồm cả tính chất học giả, nhà thơ, hoạhọa sĩ và quan lại, mà còn cả về việc ghi chép sử, hoạ, [[thư pháp]], và cả [[sứ]] tráng men. Các học giả nhà Tống tìm cách giải nghĩa mọi vấn đề triết học và chính trị trong những tác phẩm [[Nho giáo|Khổng giáo]] cổ điển. Việc này khiến sự quan tâm tới các tư tưởng Khổng giáo và xã hội thời cổ lại tăng lên, trùng khớp với giai đoạn giảm sút ảnh hưởng [[Phật giáo]], mà giới lãnh đạo Trung Quốc coi là ngoại lai và không mang lại nhiều tư tưởng hành động thực tế chính trị cũng như cách giải quyết các vấn đề trần thế.
[[Hình:12th Century Chinese painting of Song Dynasty (960 -1279) heavy cavalry. Notice that the horses are also heavily armoured.jpg|nhỏ|240px|phải|Tranh vẽ Trung Hoa Thế kỷ XII mô tả những người lính thiết kị binh đời Tống]]
Các nhà [[lý học]] thời Tống đã phát hiện ra một số sự thuần khiết bên trong các văn bản kinh điển cổ, viết bình luận về chúng. Người nổi tiếng nhất trong số họ là [[Chu Hi|Chu Hy]] (1130-1200), sự tổng hợp tư tưởng Khổng giáo với Phật giáo và [[Đạo giáo]] của ông cùng với các tư tưởng khác đã trở thành hệ tư tưởng chính thức của triều đình từ cuối thời nhà Tống tới cuối [[thế kỷ XIX]]. Vì được kết hợp với [[khoa cử]], triết lý Chu Hy liên quan tới tín điều chính thức cứng nhắc, bắt buộc sự tuân phục mù quáng từ một phía của dân chúng đối với nhà cai trị, con với cha, vợ với chồng, em với anh. Hậu quả làm kìm hãm sự phát triển xã hội của nước Trung Hoa tiền hiện đại, dẫn tới sự phát triển chậm chạp của nhiều thế hệ chính trị xá hội và sự ổn định tư tưởng dẫn tới sự trì trệ văn hoá cho tới tận thế kỷ XIX. Học thuyết lý học Khổng giáo mới cũng đóng vai trò quyết định trong đời sống trí thức tại [[Triều Tiên]], [[Việt Nam]], và [[Nhật Bản]].