Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ephesus”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
clean up
Dòng 67:
Ephesus được thành lập như là một thuộc địa của người Ionia vùng [[Attic]] trong thế kỷ 10 trước Công nguyên trên đồi Ayasuluk, cách trung tâm Ephesus cổ 3&nbsp;km (như đã được chứng thực bởi các cuộc khai quật tại lâu đài của triều đại Seljuq trong thập niên 1990). Nhân vật huyền thoại sáng lập thành phố là một hoàng tử của [[Athena]] tên là [[Androklos]], người đã phải rời khỏi đất nước của mình sau cái chết của người cha, vua Kadros. Androklos đã đuổi hầu hết các cư dân bản địa người [[Caria]]n và [[Leleges]] ra khỏi thành phố và hợp nhất người dân của mình với phần còn lại. Ông là một chiến binh thành công, và với cương vị một ông vua, đã có thể tham gia [[Liên minh Ionia]] gồm 12 thành phố vùng Ionia. Trong triều đại của ông thành phố bắt đầu phát triển thịnh vượng. Ông qua đời trong một trận chiến chống lại người [[Caria]]n khi ông đến trợ giúp thành phố [[Priene]], một thành phố khác trong Liên minh Ionia.<ref name="Pausanias">{{chú thích sách | title=Description of Greece,| last=Pausanias| year=1965| pages=7.2.8–9| publisher=Loeb Classical Library| location=New York}}</ref> Androklos và con chó của ông được mô tả ở bức hoành phi trong đền thờ [[Hadrianus]] ở Ephesus, có niên đại từ thế kỷ thứ 2. Sau đó, các nhà sử học Hy Lạp như [[Pausanias (nhà địa lý)|Pausanias]], [[Strabo]], nhà thơ Kallinos, và nhà sử học [[Herodotos]] lại quy việc thiết lập có tính huyền thoại của thành phố này cho Ephos, nữ hoàng của các [[chiến binh Amazon]].
 
Nữ thần Hy Lạp [[Artemis]] và nữ thần lớn của vùng Tiểu Á [[Kybele]] đều được xác định là ''Artemis của Ephesus''. "Lady of Ephesus" có nhiều vú - đồng nhất hóa với Artemis - được tôn kính trong [[Đền Artemis]], một trong [[bảy kỳ quan thế giới cổ đại]] và theo [[Pausanias (nhà địa lý)|Pausanias]] là tòa nhà lớn nhất của thế giới cổ đại. Pausanias cho rằng ngôi đền được xây dựng bởi Ephesus, con trai của thần sông [[Caystrus]]<ref>{{chúChú thích web|url=http://www.ancientlibrary.com/smith-bio/1133.html |titletiêu đề=Dictionary of Greek and Roman Biography and Mythology |publishernhà xuất bản=Ancientlibrary.com |accessdatengày truy cập = ngày 20 tháng 4 năm 2009}}</ref> trước khi người Ionia tới. Hiện nay kiến trúc này, chẳng còn lại dấu vết gì.
 
=== Thời cổ ===
Dòng 121:
Ephesus, một lãnh thổ theo truyền thống vốn thuộc về Hy Lạp,<ref name=" Makowiecka, Elżbieta 1978 62 ">{{chú thích sách|author= Makowiecka, Elżbieta |title= The origin and evolution of architectural form of Roman library |publisher= Wydaw-a UW |year= 1978 |page=62 |oclc= 5099783 |quote= It was erected in Ephesus, in Asia Minor, in territory that was traditionally Greek to the core. That is why Celsus’ library in Ephesus represents very important element in tracing the development of Roman libraries. }}</ref> đã trở thành vùng phụ thuộc của [[Cộng hòa La Mã]]. Thành phố cảm thấy ngay ảnh hưởng của La Mã. Thuế má tăng đáng kể, và những kho tàng của thành phố đều bị lấy đi một cách có hệ thống. Năm 88 trước Công nguyên, Ephesus hoan nghênh [[Archelaus]], một viên tướng của [[Mithradates VI của Pontos]], vua xứ [[Pontos]]<ref>một vùng bờ biển phía nam của Biển Đen, nay là vùng đông bắc Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ</ref>, khi ông ta chinh phục châu Á (tên người La Mã gọi vùng tây Tiểu Á).
 
Việc này dẫn đến [[Asiatic Vespers]]<ref>cũng gọi là Vespers năm 88 trước CN, nói về việc vua Mithridates VI của Pontos, dựa vào sự bất mãn của dân địa phương đối với người La Mã, đã tổ chức cuộc tàn sát khoảng 80.000 người La Mã và Ý trong cùng một ngày ở nhiều nơi trong vùng Tiểu Á</ref>, cuộc tàn sát 80.000 công dân La Mã hoặc mọi người nói giọng Latin ở Tiểu Á, trong đó nhiều người đã sống ở Ephesus. Nhưng khi họ thấy người dân [[Chios]] bị Zenobius - một viên tướng của Mithridates VI - đối xử tệ bạc như thế nào, họ đã từ chối gia nhập vào quân đội của ông ta. Zenobius được mời vào thành phố để thăm viếng Philopoemen – (cha của [[Monime]], người vợ được yêu thích của Mithridates VI) – và là đốc công ở Ephesus. Vì dân chúng không trông đợi điều gì tốt ở Zenobius, nên họ đã quẳng ông ta vào nhà giam rồi giết ông ta. Mithridates VI đã trả thù bằng những sự trừng phạt khủng khiếp. Tuy nhiên, các thành phố Hy Lạp đã được tự do và có được một số quyền lợi đáng kể. Ephesus đã được tự quản trong một thời gian ngắn. Khi Mithridates VI bị quan chấp chính La Mã [[Lucius Cornelius Sulla]] đánh bại ở [[chiến tranh Mithridatic lần thứ nhất]] thì Ephesus trở lại dưới sự cai trị của La Mã từ năm 86 trước Công nguyên. Sulla áp đặt một khoản bồi thường lớn với 5 năm truy thu tiền thuế, khiến cho các thành phố vùng Tiểu Á này bị nợ nần chồng chất trong một thời gian dài.<ref name="Mithridatic War">{{chúChú thích web|url=http://www.livius.org/ap-ark/appian/appian_mithridatic_10.html|titletiêu đề=History of Rome: The Mithridatic Wars §§46–50|accessdatengày truy cập=2007-10-02|authortác giả 1=Appian of Alexandria (c.95 AD-c.165 AD)}}</ref>
 
Khi [[Augustus]] trở thành hoàng đế năm 27 trước Công nguyên, ông ta nâng Ephesus lên thành thủ phủ của tỉnh [[châu Á (tỉnh La Mã)|tỉnh châu Á]] (bao gồm miền tây của vùng Tiểu Á) thay vì [[Pergamum]]<ref>một thành phố cổ ở vùng Aeolis, khu vực tây và tây bắc Tiểu Á</ref>. Ephesus từ đó bước vào kỷ nguyên của sự thịnh vượng, vừa trở thành trụ sở của thống đốc lẫn trung tâm thương mại lớn. Theo Strabo, Ephesus có tầm quan trọng thứ nhì, chỉ sau [[Rome]]<ref>Strabo. Geography (volume 1–7) 14.1.24. Cambridge: Loeb Classical Library, Harvard University Press</ref>.
Dòng 130:
Các bức tường do Lysimachos cho xây bao quanh một khu vực được ước tính là rộng 415 hecta. Tuy nhiên, không phải tất cả khu vực này đều có người cư ngụ vì trong đó có các sườn dốc của núi Bulbul Dagh<ref name=conn />. Ước tính gần đây nhất cho rằng khu vực Ephesus trong thời La Mã rộng nhất cũng chỉ có 224 hec-ta. Con số này bao gồm cả các khu vực không có người ở như đường giao thông, khu vực công cộng. Nếu mật độ dân số thực tế là 150 hoặc 250 người cho mỗi hec-ta thì dân số Ephesus chỉ có thể từ 33.600 đến 56.000 người. Nhưng ngay cả với những ước lượng dân số thấp hơn nhiều, thì Ephesus vẫn là một trong những thành phố lớn nhất của Tiểu Á trong thời kỳ La Mã, chỉ sau các thành phố [[Sardis]] và [[Alexandria Troas]].<ref name=hans252to257 />
 
Thành phố rất nổi tiếng với [[đền Artemis]] ([[Diana (thần thoại)|Diana]]),<ref>{{chúChú thích web|url=http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Gazetteer/Places/Europe/Turkey/_Periods/Greek/_Texts /LETGKB/Ephesus*.html |titletiêu đề=accessed ngày 14 tháng 9 năm 2007 |publishernhà xuất bản=Penelope.uchicago.edu |accessdatengày truy cập = ngày 20 tháng 4 năm 2009}}</ref>, [[thư viện Celsus]], và nhà hát lộ thiên có khả năng chứa tới 25.000 khán giả<ref>{{chú thích sách|last=Ring|first=Trudy|coauthors=Salkin, Robert|title=International Dictionary of Historic Places: Southern Europe|publisher=Fitzroy Dearborn|location=London|year=1995|page=217|chapter=Ephesus|isbn=978-1-884964-02-2}}</ref>. Nhà hát lộ thiên này ban đầu được sử dụng để diễn kịch, nhưng trong thời La Mã cũng được sử dụng để tổ chức các cuộc đấu của đấu sĩ, với những bằng chứng khảo cổ đầu tiên là một nghĩa trang đấu sĩ tìm thấy trong tháng 5 năm 2007<ref>{{chú thích báo|last=Kupper |first=Monika |url=http://news.bbc.co.uk/1/hi/sci/tech/6614479.stm |title=Gladiators' graveyard discovered |publisher=BBC News |date=2007-05-02 |accessdate = ngày 20 tháng 4 năm 2009}}</ref>. Cư dân của Ephesus cũng có nhiều phòng tắm phức hợp lớn, được xây dựng tại các địa điểm khác nhau khi thành phố dưới sự cai trị của người La Mã. Thành phố đã có một trong những hệ thống cống dẫn nước tiên tiến nhất trong thế giới cổ đại, với nhiều cống dẫn nước có kích cỡ khác nhau để cung cấp nước cho các khu vực khác nhau của thành phố, trong đó có 4 cống dẫn nước chính. Đã có nhiều máy xay vận hành bằng nước, một trong số đó đã được xác định là một máy cưa đá cẩm thạch.
 
Thành phố và đền thờ Artemis đã bị phá hủy bởi người [[Goths]] trong năm 263 sau Công nguyên. Biến cố này đã đánh dấu sự suy giảm vẻ huy hoàng của thành phố.
Dòng 139:
Năm 614 sau Công nguyên, thành phố một lần nữa bị phá hủy một phần bởi một trận động đất.
 
Tầm quan trọng của thành phố như trung tâm thương mại bị suy tàn vì bến cảng đã dần dần bị sông Cayster bồi bùn cát phù sa lên (nay là sông Küçük Menderes) mặc dù có các cuộc nạo vét lặp đi lặp lại trong lịch sử của thành phố<ref>{{chúChú thích web|firsttên 1=Tore |lasthọ 1=Kjeilen |url=http://lexicorient.com/e.o/ephesus.htm |titletiêu đề=accessed ngày 24 tháng 9 năm 2007 |publishernhà xuất bản=Lexicorient.com |datengày tháng=2007-02-20 |accessdatengày truy cập = ngày 20 tháng 4 năm 2009}}</ref>. (ngày nay, bến cảng ăn sâu vào nội địa 5&nbsp;km). Sự mất bến cảng khiến cho Ephesus không có lối thông ra [[biển Aegea]], ảnh hưởng nghiêm trọng đối với thương mại. Người dân bắt đầu rời khỏi vùng đất thấp của thành phố lên cư ngụ ở các ngọn đồi chung quanh. Những mảng tàn tích của các ngôi đền đã được sử dụng làm các khối xây dựng cho những ngôi nhà mới. Các tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch được xay thành bột để làm vôi cho thạch cao.
 
Những cuộc xâm nhập cướp phá bởi người [[Ả Rập]] do [[khalip]] [[Muawiyah I]] lãnh đạo đầu tiên trong năm 654-655, và sau đó trong các năm 700 và 716 đã làm cho Ephesus càng suy sụp nhanh hơn.
Dòng 179:
'''[[Đền Artemis]]''', một trong [[bảy kỳ quan thế giới cổ đại]], chỉ còn lại một cây cột không dễ thấy, được phát hiện trong cuộc khai quật khảo cổ của viện [[Bảo tàng Anh]] trong thập niên 1870. Một số mảnh vỡ của bức hoành phi (không đủ để hình dung ra hình dạng của bức hoành phi gốc) và các vật nhỏ tìm thấy khác, đã được lấy đi - một số mang sang Viện Bảo tàng Anh ở [[London]] và một số đến viện "Bảo tàng khảo cổ học" ở [[Istanbul]].
 
'''Odeon''' là một nhà hát nhỏ có mái che<ref>{{chúChú thích web|url=http://community.iexplore.com/planning/journalEntryActivity.asp?JournalID=7393&EntryID=13307&n=The+Theater+and+The+Odeum |titletiêu đề=accessed ngày 24 tháng 9 năm 2007 |publishernhà xuất bản=Community.iexplore.com |accessdatengày truy cập = ngày 20 tháng 4 năm 2009}}</ref> được xây dựng bởi vợ chồng Vedius Antonius vào khoảng năm 150 sau Công nguyên. Đó là một phòng nhỏ để diễn kịch và trình diễn âm nhạc, có chỗ ngồi cho khoảng khoảng 1.500 người. Có 22 bậc cầu thang trong nhà hát. Phần trên của nhà hát được trang trí bằng những cây cột đá granite màu đỏ theo phong cách Corinthian. Các lối vào ở cả hai bên sân khấu chỉ một vài bước đi<ref name="Naci">Keskin, Naci. ''Ephesus''. ISBN 975-7559-48-2</ref>.
 
'''Đền Hadrian''' có từ thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên nhưng đã trải qua các sửa chữa trong thế kỷ thứ 4 và đã được xây dựng lại từ các mảnh vỡ kiến trúc còn sót lại. Các bức tượng nổi ở các phần trên là tượng đúc, các tượng gốc nay được trưng bày tại nhà [[Bảo tàng khảo cổ Ephesus]]. Một số nhân vật được mô tả trong các bức tượng đúc nổi, trong đó có hoàng đế [[Theodosius I]] với vợ và người con trai cả<ref name="Revak"/>. Ngôi đền được mô tả ở mặt sau của tờ tiền giấy 20 triệu [[lira Thổ Nhĩ Kỳ|lira]] năm 2001-2005<ref>[http://www.tcmb.gov.tr/yeni/eng/ Central Bank of the Republic of Turkey]. Banknote Museum: 7. Emission Group – Twenty Million Turkish Lira – [http://www.tcmb.gov.tr/yeni/banknote/E7/20m.htm I. Series]. – Retrieved on ngày 20 tháng 4 năm 2009.</ref> và trong tờ tiền giấy 20 [[lira Thổ Nhĩ Kỳ|lira]] mới năm 2005-2009<ref>[http://www.tcmb.gov.tr/yeni/eng/ Central Bank of the Republic of Turkey]. Banknote Museum: 8. Emission Group – Twenty New Turkish Lira – [http://www.tcmb.gov.tr/yeni/banknote/E8/18.htm I. Series].<br/>[http://www.tcmb.gov.tr/yeni/mevzuat/EMISYON/KARARTEBLIGVEGENELGELER/duyuruytl-ing.htm Announcement on the Withdrawal of E8 New Turkish Lira Banknotes from Circulation], ngày 8 tháng 5 năm 2007. – Retrieved on ngày 20 tháng 4 năm 2009.</ref>
Dòng 189:
'''Ngôi mộ/Đài phun nước Pollio''' do Offilius Proculus dựng lên năm 97 sau Công nguyên để vinh danh C. Sextilius Pollio<ref>một quan chấp chính tối cao của La Mã</ref>, người đã xây dựng các cống dẫn nước Marnas. Nó có một mặt tiền lõm<ref name="Naci"/><ref name="Revak">''Ephesus''. Distributed by Rehber Basım Yayın Dağıtım Reklamcılık ve Tic. A.Ş. and Revak publishers. ISBN 975-8212-11-7</ref>.
 
Có hai quảng trường (''agora''), một dành cho việc buôn bán và một dành cho việc kinh doanh của nhà nước<ref>{{chúChú thích web|authortác giả 1=Ephesus.us |url=http://www.ephesus.us/ephesus/agora.htm |titletiêu đề=accessed ngày 21 tháng 9 năm 2007 |publishernhà xuất bản=Ephesus.us |accessdatengày truy cập = ngày 20 tháng 4 năm 2009}}</ref><ref>{{chúChú thích web|authortác giả 1=Ephesus.us |url=http://www.ephesus.us/ephesus/stateagora.htm |titletiêu đề=State Agora, Ephesus Turkey |publishernhà xuất bản=Ephesus.us |accessdatengày truy cập = ngày 20 tháng 4 năm 2009}}</ref>.
 
== Bảy người ngủ ==
Dòng 196:
[[Tập tin:20 YTL arka.jpg|thumb|250px|Hình ảnh Ephesus trên mặt sau của tờ tiền giấy mới 20 lira của Thổ Nhĩ Kỳ (năm 2005–2008)]]
== Khảo cổ ==
Lịch sử nghiên cứu khảo cổ ở Ephesus được tính từ năm 1863, khi kiến trúc sư người Anh [[John Turtle Wood]] - được viện [[Bảo tàng Anh]] tài trợ - bắt đầu tìm kiếm [[Đền Artemis]]. Năm 1869, ông phát hiện ra mặt lát của ngôi đền, nhưng vì những khám phá được mong đợi thêm nữa đã không xảy ra nên các cuộc khai quật dừng lại vào năm 1874. Năm 1895 nhà khảo cổ người Đức [[Otto Benndorf]], được người Áo Karl Ritter von Mautner Markhof tài trợ 10.000 guilder - đã tái tục các cuộc khai quật. Năm 1898 Benndorf thành lập [[Viện Khảo cổ Áo]], cơ quan đóng một vai trò hàng đầu trong việc khảo cổ ở Ephesus ngày nay<ref>{{chúChú thích web|url=http://www.oeai.at/eng/ausland/geschichte.html|titletiêu đề=Ephesos – An Ancient Metropolis: Exploration and History|publishernhà xuất bản=Austrian Archaeological Institute|datengày tháng=October 2008|accessdatengày truy cập=2009-11-01}}</ref>.
 
Các di vật phát hiện từ Ephesus được trưng bày tại viện [[bảo tàng Ephesos]] ở [[Vienne]], viện [[Bảo tàng khảo cổ Ephesus]] ở thị trấn [[Selçuk]] và trong viện [[Bảo tàng Anh]].
 
== Các nhân vật nổi tiếng ==
*[[Heraclitus]], triết gia<ref>{{chúChú thích web|authortác giả 1=theephesus.com |url=http://www.theephesus.com |titletiêu đề=accessed ngày 30 tháng 9 năm 2013 |publishernhà xuất bản=theephesus.com |accessdatengày truy cập=2013-10-30}}</ref>
* [[Zeuxis]], họa sĩ (thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên)
* [[Parrhasius (họa sĩ)|Parrhasius]], họa sĩ (thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên)