Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chi Hoa giấy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 24:
 
==Lịch sử==
Người châu Âu đầu tiên mô tả hoa giấy là [[Philibert Commerçon]] (1727-1773), một [[nhà thực vật học]] đi cùng đô đốc hải quân Pháp kiêm nhà thám hiểm [[Louis Antoine de Bougainville]] (1729-1811) trong chuyến đi vòng quanh Trái Đất của ông, và lần đầu tiên công bố cho ông bởi [[Antoine Laurent de Jussieu]] năm 1789.<ref>{{citeChú thích web|titletiêu đề=Bougainvillea Comm. ex Juss.|url=http://www.tropicos.info/Name/40030049?projectid=30|work=Tropicos|publishernhà xuất bản=Missouri Botanical Garden}}</ref> Rất có thể người châu Âu đầu tiên quan sát các loài thực vật này là [[Jeanne Baré]] (1740-1807), tình nhân kiêm trợ lý của Commerçon và bà này thì là một chuyên gia về thực vật học. Do phụ nữ không được phép xuống tàu nên bà đã cải trang thành đàn ông để thực hiện chuyến du hành này (và vì thế là người phụ nữ đầu tiên đi vòng quanh địa cầu).<ref>{{citeChú thích web|lasthọ 1=Ridley|firsttên 1=Glynis|titletiêu đề=A Female Explorer Discovered On The High Seas|url=http://www.npr.org/2010/12/26/132265308/a-female-explorer-discovered-on-the-high-seas|work=All Things Considered|publishernhà xuất bản=National Public Radio (NPR)|accessdatengày truy cập=19 February 2012}}</ref>
[[Tập tin:Bougainvillea glabra at Kadavoor.jpg|nhỏ|phải|''[[Bougainvillea glabra]]'' ở [[Kerala]].]]
Hai mươi năm sau phát hiện của Commerçon, nó được công bố như là 'Buginvillæa' trong [[Genera Plantarum]] của [[Antoine Laurent de Jussieu|A.L. de Jussieu]] năm 1789.<ref>[http://www.biodiversitylibrary.org/item/7125#page/186/mode/1up Jussieu, A.L. de. Genera Plantarum]</ref> Sau đó, tên chi được viết theo nhiều kiểu khác nhau cho tới khi cuối cùng nó được viết thành "''Bougainvillea''" trong [[Index Kewensis]] trong thập niên 1930. Ban đầu, ''B. spectabilis'' và ''B. glabra'' rất khó phân biệt cho tới tận giữa thập niên 1980 khi các nhà thực vật học coi chúng là các loài hoàn toàn khác biệt. Đầu thế kỷ 19 hai loài này là những loài đầu tiên du nhập vào châu Âu, và rất nhanh sau đó các vườn ươm cây tại Anh và Pháp đã có những giao dịch thương mại tốt để đưa các mẫu cây tới Australia cùng các quốc gia xa xôi khác. Trong khi ấy, [[Vườn thực vật Hoàng gia Kew|vườn thực vật Kew]] đã phân phối các mẫu cây mà vườn này nhân giống tới các thuộc địa của Anh trên khắp thế giới. Sau đó, một sự kiện quan trọng trong lịch sử hoa giấy diễn ra với phát hiện mẫu cây đỏ thắm ở Cartagena, Colombia, bởi bà R.V. Butt. Ban đầu người ta cho nó là một loài riêng biệt với danh pháp ''B. buttiana'' để vinh danh bà. Tuy nhiên, hiện nay một số tác giả cho rằng nó là loài lai ghép tự nhiên của một chủng thuộc loài ''B. glabra'' với có lẽ là ''B. peruviana'' – một loài "hoa giấy hồng địa phương" ở Peru. Các loài lai ghép tự nhiên sau đó được phát hiện là diễn ra phổ biến trên khắp thế giới. Chẳng hạn, vào khoảng thập niên 1930, khi 3 loài được trồng cùng nhau thì nhiều loài lai ghép chéo đã được tạo ra gần như tự phát tại Đông Phi, Ấn Độ, quần đảo Canary, Australia, Bắc Mỹ và Philippines.