Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Miếu Thượng (Đặng Xá)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 4:
Khi [[Đinh Bộ Lĩnh]] khởi nghiệp dựng nước, đã đến vùng Cổ Bảng ([[Kim Bảng]] ngày nay) và xã Đặng Xá, chiêu mộ binh mã, tích trữ lương thảo, trực tiếp cầm quân dẹp [[loạn 12 sứ quân]].<ref>Theo Ngọc phả, bản chính do Bộ Lễ triều Lê do Nguyễn Bính – Đông Các Đại Học Sĩ biên soạn vào niên hiệu Hồng Phúc (1572), ghi sự tích Thần, Phật thờ ở đình, chùa, đền, miếu thôn Đặng Xá, trong đó có ghi sự tích Đinh Tiên Hoàng và miếu thờ vua Đinh. Do Giáo sư Trương Đình Nguyên, viện nghiên cứu Hán – Nôm, phó hiệu trường cao cấp Phật học, dịch năm 1994 theo bản chứ Hán.</ref> Theo nội dung được ghi ở quyển Thần phả, Ngọc phả của thôn Đặng Xá, xã Văn Xá, huyện [[Kim Bảng]], tỉnh [[Hà Nam]], được bộ Lễ triều Lê ban hành vào năm 1572 thì khi [[Trần Lãm]] mất, [[Đinh Bộ Lĩnh]] đem tướng sĩ về [[Hoa Lư]] chiêu mộ hào kiệt đi dẹp [[loạn 12 sứ quân]]. [[Đinh Bộ Lĩnh]] đã được vợ chồng vị hào trưởng Dương Đỉnh (người gốc [[Trường Yên, Hoa Lư|Trường Yên Hạ]]) và vợ tên là Đặng Thị Kính (vốn người Đặng Xá, Kim Bảng), là cặp vợ chồng có của cải và uy tín ở Đặng Xá gả con gái tên là Dương Thị Nguyệt (Nương) về làm vợ và đã sinh ra con gái đầu đặt tên là Đinh Thị Ngọc (Nương). Quá trình [[Đinh Bộ Lĩnh]] về Đặng Xá lập đồn trại và truyền hịch Cần Vương dẹp giặc đã thu phục trên 600 người ứng mộ cùng với 180 tráng đinh Đặng Xá, Đồng Lạc, Khê Vĩ.
 
Khi đưa quân đi dẹp loạn, [[Đinh Bộ Lĩnh]] đã đến đền thần Linh Lang Bạch Mã phía đông thành Đại La làm lễ cầu đảo xin Thần phù hộ cho nước, cho được vạn sự thì sẽ phong sắc để biểu dương sự anh linh.<ref>Xã Đặng Xá 鄧 舍: 45 tr., gồm sự tích Đinh Bộ Lĩnh 丁 部 嶺 (Đinh Tiên Hoàng Đế); Linh Lang Bạch Mã Đại Vương 靈 郎 白 馬 大王; Thái Trưởng Công Chúa 太 長 公 主; sự tích Nam Thiên Tứ Thánh: Pháp Vân 法 雲; Pháp Vũ 法 雨; Pháp Lôi 法 雷; Pháp Điện 法 電; sự tích Đoàn Thượng 段 尚 (Đông Hải Đoàn Đại Vương 東 海 段 大 王); và sự tích Nguyễn Phục 阮 復 (Đông Hải Đại Vương 東 海 大 王), do Nguyễn Bính soạn năm 1572.</ref><ref>Tại bản dịch trên còn có đoạn ghi Cao Biền với Thần Long Đỗ như sau: "Xưa Cao Biền Nhà Đường, làm An Nam đô hộ phủ, khi xây thành Đại La, một hôm đi ra chơi cửa Đông, thấy mây năm sắc từ đất đùn lên, ánh sang chói mắt, có bậc dị nhân cưỡi con rồng đỏ, tay cầm kim- giảm, lượn lờ theo mây, hồi lâu chẳng lặn. Biền kinh sợ định yểm. Đêm đến Biền nằm mơ thấy một vị thần tướng cưỡi ngựa trắng, từ trên trời tới thẳng Cao Biền mà nói rằng:" Ta là thần Long Đỗ ở đây đã lâu, nghe tin ông xây thành Đại La, nên đến gặp nhau cớ sao phải yểm". Biền kinh sợ giật mình tỉnh giấc than rằng:" Ta chẳng thể chinh phục được người phương xa sao! Cớ sao mà đến nối có yêu quái như vậy!". Bèn làm bùa bằng đồng để yểm. Đêm đó mưa to sấm chớp đùng đùng. Hôm sau ra xem thì thấy bùa đồng đều bị nát thành tro bụi. Biền càng thấy làm lạ, bèn dựng miếu ở cửa Đông để thờ và sắc phong cho Ngài làm Linh Lang Bạch Mã Tôn Thần."</ref> Đinh Bộ Lĩnh đã chiêm bái chùa Đặng Xá cầu tôn phật Pháp Vũ phù hộ cho vạn sự như ý. Lời thỉnh cầu linh nghiệm, từ đấy [[Đinh Bộ Lĩnh]] đánh đâu được đấy, được tôn là Vạn Thắng Vương, bình được [[12 sứ quân]]. Sau khi thống nhất đất nước, trở về Đặng Xá, vua Đinh Tiên Hoàng mơ thấy một ngườivị thần tự xưng là Thần Bạch Mã báo mộng rằng: ‘’Thần đã vâng mệnh Hoàng Thiên, theo vua đánh giặc. Nay thiên hạ đã yên bình, nhà vua chưa lễ tạ, thế là không đúng lễ’’. Vua tỉnh dậy, biết Thần rất là linh ứng, liền phong tặng mĩ tự,phong là: ''Hộ Quốc Bảo Cảnh Linh Thông Tế Thế, Đô Đại Thành Hoàng Linh Lang Bạch Mã Đại Vương Thượng Đẳng Phúc Thần''. [[Đinh Tiên Hoàng]] sai sứ giả mang sắc phong Linh Lang Bạch Mã về xã Đặng xá, huyện Cổ Bảng. Phủ Lý Nhân - Đạo Sơn Nam, truyền cho nhân dân xây riêng đền để thờ phụng. Từ khi đó nhân dân phụng mệnh, xây dựng một ngôi đền để thờ Thần Linh Lang Bạch Mã. Đến triều Nguyễn, vua Đồng Khánh năm thứ 9, đã ban sắc phong cho Ngài là: '''Hàm Quang Thượng Đẳng Thần''', đặc cách cho thờ phụng, để ghi nhớ ngay vui của nước và tỏ rõ biển lệ thờ tự.
 
Vua Đinh Tiên Hoàng không quên ban thưởng các dòng họ Đặng Xá và đón Dương Nguyệt Nương về [[kinh đô Hoa Lư]] lập làm Hoàng hậu. Bà Hoàng hậu quê Hà Nam này cũng chính là người được Vua Đinh giao đã truyền dạy [[trò Xuân Phả]] (do các nước lân bang dâng lễ khi cống nạp) tại đền thờ Đại Hải Long Vương hiện còn lưu giữ đến ngày nay ở Thanh Hóa. Khi Đinh Tiên Hoàng mất, Hoàng hậu Nguyệt Nương cùng công chúa Ngọc Nương đã trở về quê hương Đặng Xá sinh sống đến cuối cuộc đời. Sau này khi [[Lê Hoàn]] lên ngôi Hoàng đế, đã tôn phong [[Đinh Tiên Hoàng]] và Hoàng hậu, hạ sắc chỉ cho xã Đại Hoàng lập miếu thờ và truyền chỉ cho thiên hạ cứ nơi nào vua [[Đinh Tiên Hoàng]] đã lập đồn trại… thì đều được rước sắc về lập đền thờ cúng. Dân Đặng Xá đã tới kinh thành rước sắc về lập miếu để thờ và được gọi là miếu Trung. Hiện nay ở thôn Đặng Xá, xã Văn Xá di tích miếu Trung nằm gần chùa Đặng Xá thờ Vua [[Đinh Tiên Hoàng]] cùng hoàng hậu Nguyệt Nương và miếu Bà thờ công chúa Ngọc Nương.<ref>Tại di tích [[Nghè Xuân Phả]] ở xã Xuân Trường, huyện [[Thọ Xuân]], tỉnh [[Thanh Hóa]] Hoàng hậu Nguyệt Nương cũng được người Việt đúc tượng thờ cùng Đại Hải Long Vương với vai trò là người truyền dạy [[trò Xuân Phả]] cho dân làng Xuân Phả.</ref>