Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngôn ngữ lập trình”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 113.172.140.110 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Tuanminh01
Thẻ: Lùi tất cả
Dòng 81:
Hầu hết các ngôn ngữ đều cung cấp các cách thức để lắp ráp các cấu trúc dữ liệu phức tạp từ các kiểu sẵn có và để liên kết các tên với các kiểu mới kết hợp (dùng các kiểu [[mảng (lập trình)|mảng]], [[danh sách (lập trình)|danh sách]], [[hàng đợi (lập trình)|hàng đợi]], [[ngăn xếp (lập trình)|ngăn xếp]] hay [[tập tin]]).
 
Các ngôn ngữ [[lập trình hướng đối tượng|hướng đối tượng]] cho phép [[lập trình viên]] định nghĩa các kiểu dữ liệu mới gọi là [[đối tượng]]. trong nội bộ các đối tượng đó có riêng các hàm và các biến (và thường được gọi theo thứ tự là các ''phương thức'' và các ''thuộc tính''). Một chương trình có định nghĩa các đối tượng sẽ cho phép các đối tượng đó thực thi như là các [[chương trình con]] độc lập nhưng lại tương tác nhau. Các tương tác này có thể được thiết kế trong lúc viết mã để mô hình hóa và mô phỏng theo đời sống thật của các đối tượng. Nói một cách đơn giản, các ngôn ngữ [[lập trình hướng đối tượng|hướng đối tượng]] đã được cho thêm ''sức sống'' để có riêng những tính năng hoạt động và tương tác với thế giới bên ngoài. Ngoài ra, các đối tượng còn có thêm các đặc tính như là thừa kế và đa hình. Điều này là một ưu thế trong việc dùng ngôn ngữ loại này để mô tả các đối tượng của thế giới thực.
ững mệnh đề cơ bản này gọi là các [[câu lệnh]].
 
=== Các mệnh lệnh và dòng điều khiển ===
Khi dữ liệu đã được định rõ, máy tính phải được chỉ thị làm thế nào để tiến hành các phép toán trên dữ liệu đó. Những mệnh đề cơ bản có thể được cấu trúc thông qua việc sử dụng các từ khóa (đã được định nghĩa bởi ngôn ngữ lập trình) hoặc là có thể tạo thành từ việc dùng và kết hợp các cấu trúc ngữ pháp hay cú pháp đã được định nghĩa. Những mệnh đề cơ bản này gọi là các [[câu lệnh]].
 
Tùy theo ngôn ngữ, các câu lệnh có thể được kết hợp với nhau theo trật tự nào đó. Điều này cho phép thiết lập được các chương trình thực hiện được nhiều chức năng. Xa hơn, ngoài các câu lệnh để thay đổi và điều chỉnh dữ liệu, còn có những kiểu câu lệnh dùng để điều khiển dòng xử lý của máy tính như là phân nhánh, định nghĩa bởi nhiều trường hợp, vòng lặp, hay kết hợp các chức năng. Đây là các thành tố không thể thiếu của một ngôn ngữ lập trình.
 
=== HỮUCác TÀItên TAOcác tham số ===
 
=== Các tên và ===
 
=== các ===
 
=== tham số ===
Muốn cho chương trình thi hành được thì phải có phương pháp xác định được các vùng trống của bộ nhớ để làm kho chứa dữ liệu. Phương pháp được biết nhiều nhất là thông qua tên của các biến. Tùy theo ngôn ngữ, các vùng trống gián tiếp có thể bao gồm các tham chiếu, mà thật ra, chúng là các con trỏ (''pointer'') chỉ đến những vùng chứa khác của bộ nhớ, được cài đặt trong các biến hay nhóm các biến. Phương pháp này gọi là ''đặt tên kho nhớ''.
Tương tự với phương pháp đặt tên kho nhớ, là phương pháp ''đặt tên những nhóm của các chỉ thị''. Trong hầu hết các ngôn ngữ lập trình, đều có cho phép gọi đến các [[macro (điện toán)|macro]] hay các [[chương trình con]] như là các câu lệnh để thi hành nội dung mô tả trong các [[macro (điện toán)|macro]] hay [[chương trình con]] này thông qua tên. Việc dùng tên như thế này cho phép các chương trình đạt tới một sự linh hoạt cao và có giá trị lớn trong việc tái sử dụng [[mã nguồn]] (vì người viết mã không cần phải lặp lại những đoạn mã giống nhau mà chỉ việc định nghĩa các [[macro (điện toán)|macro]] hay các [[chương trình con]].)