Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cộng hòa Dân chủ Đức”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up
Dòng 228:
Giống như các quốc gia xã hội chủ nghĩa [[Đông Âu]] khác, Đông Đức có một nền [[kinh tế tập trung kế hoạch hoá]], tương tự như nền kinh tế [[Liên Xô]], trái ngược với các nền [[kinh tế thị trường]] hay [[kinh tế hỗn hợp]] của hầu hết các quốc gia Tây Âu. Cộng hoà Dân chủ Đức gia nhập khối thương mại [[Hội đồng Tương trợ Kinh tế|COMECON]] năm 1950. Các mục tiêu sản xuất, giá cả và việc bố trí cung cấp vật tư đều do nhà nước đề ra, chuyển các quyết định đó thành kế hoạch hay các kế hoạch cụ thể. Các phương tiện sản xuất hầu như đều thuộc sở hữu nhà nước. Ví dụ, năm 1985, các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hay các [[hợp tác xã]] chiếm 96.7 phần trăm tổng thu nhập thực của quốc gia.
 
Để đảm bảo giá cả ổn định cho người dân, nhà nước bao cấp 80% chi phí cho các sản phẩm thiết yếu, từ bánh mì cho tới nhà cửa. Thu nhập trên đầu người năm 1984 được ước tính khoảng $9,800 (xấp xỉ $21.000 dollar năm 2008), dù tỷ lệ chuyển đổi ngoại tệ được sử dụng để tính toán có thể không phản ánh đúng sức mua. Năm 1976 tăng trưởng GDP bình quân khoảng 5.9%.<ref name="Econ stats">{{chúChú thích web|url=http://findarticles.com/p/articles/mi_m1052/is_n4_v110/ai_7373809|titletiêu đề=Business America. (27 tháng 2 năm 1989). German Democratic Republic: long history of sustained economic growth continues; 1989 may be an advantageous year to consider this market - Business Outlook Abroad: Current Reports from the Foreign Service.|accessdatengày truy cập = ngày 2 tháng 10 năm 2007}}</ref>
 
Các sản phẩm xuất khẩu gồm [[máy ảnh]] với nhãn hiệu [[Praktica]], [[ô tô]] với các nhãn hiệu [[Trabant]], [[Wartburg (ô tô)|Wartburg]] và [[Industrieverband Fahrzeugbau|IFA]], [[súng]] săn, [[kính lục phân]] và [[đồng hồ]].