Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gián điệp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 9:
 
===An ninh quốc gia, ổn định chế độ ===
Việc sử dụng gián điệp để giữ vững an ninh quốc gia, đối phó với giặc ngoại xâm hoặc chống lại những kế hoạch đảo chính,.... là một trong những việc làm đã có từ bình minh của lịch sử loài người, khi những nhà nước phong kiến đầu tiên được thành lập. Kinh Cựu Ước đã đề cập đến sự tồn tại của 12 gián điệp khi đặt chân đến vùng đất hứa của Đức Chúa Trời. Binh pháp Tôn Tử đã đề cập đến việc phải xây dựng một đội ngũ gián điệp đủ tinh vi để xâm nhập vào hàng ngũ của địch.<ref name=":2">Binh pháp Tôn Tử, Thiên 13 - Dùng Gián Điệp.</ref> Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng, trong các trận chiến, chiến thắng thường thuộc về quốc gia nào có hệ thống tình báo mạnh hơn đối phương. Những vụ tấn công thành công của các tổ chức khủng bố vào các quốc gia đều bị quiquy là sự thất bại của các cơ quan tình báo, như [[Sự kiện 11 tháng 9|vụ khủng bố 11-9 tại Mỹ]], hay những vụ không tặc ở một số quốc gia,... Việc ngăn chặn thành công [[Sự kiện Vịnh Con Lợn|vụ đổ bộ Vịnh Con Heo]] của tình báo Cuba là một ví dụ điển hình của hoạt động gián điệp đóng góp to lớn vào việc giữ ổn định chế độ. Sau chiến tranh Triều Tiên, hệ thống phản gián của Hàn Quốc luôn phát hiện và chặn đứng thành công những âm mưu xâm nhập Hàn Quốc của quân đội Triều Tiên. Ngày 15/11/1974, đường hầm xâm nhập Hàn Quốc đầu tiên của Triều Tiên bị phát hiện.<ref>"Hồ sơ DMZ, Phần 4: Xóa bỏ khu phi quân sự", Phim tài liệu, ANTV</ref> Kể từ thời điểm đó, nhiều đường hầm xâm nhập khác cũng bị phát hiện với đường hầm lớn nhất cho phép chuyển 30 ngàn quân cùng nhiều khí tài, vũ khí hạng nặng vào Hàn Quốc chỉ trong 1 giờ; với quy mô đó, nếu không bị phát hiện, Hàn Quốc có thể bị lực lượng xâm nhập của Triều Tiên tấn công bất cứ lúc nào.
 
Một số biến cố xảy ra với chính quyền [[Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam|Đệ Nhất Cộng Hòa]] Việt Nam]] cũng được xem là sự thất bại của hệ thống tình báo khi đã không dự báo cũng như chặn đứng được [[Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1960|cuộc đảo chính 1960]], vụ ném bom dinh độc lập của hai phi công Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử (27/2/1962), và đỉnh điểm là vụ đảo chính 1/11/1963 làm sụp đổ cả chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa.
 
===Chống khủng bố ===