Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Thế Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎top: clean up using AWB
n clean up
Dòng 38:
| cha= [[Lê Anh Tông]]
| niên hiệu = [[Niên hiệu| ]]
*Gia Thái (嘉泰: [[1573]] - [[1577]])<br>
*Quang Hưng (光興: [[1578]] - [[1599]])
| miếu hiệu = [[Thế Tông]] (世宗)
Dòng 45:
}}
 
'''Lê Thế Tông''' ([[chữ Hán]]: 黎世宗; [[1567]] - [[1599]]), tên húy là '''Lê Duy Đàm''' (黎維潭), là vị hoàng đế thứ tư của [[nhà Lê trung hưng]] nước [[Đại Việt]], ở ngôi từ năm [[1573]] đến năm [[1599]].
 
Ông là con thứ năm của [[Lê Anh Tông]], sinh ra trong thời [[chiến tranh Lê-Mạc]]. Năm 1573, Anh Tông thấy Tả tướng [[Trịnh Tùng]] chuyên quyền, bèn cùng 4 hoàng tử lớn bỏ hành cung Vạn Lại trốn ra Nghệ An. Đúng ngày đầu năm mới [[1573]], Trịnh Tùng lập Duy Đàm 5 tuổi lên ngôi hoàng đế, 3 tuần sau Trịnh Tùng sai Tống Đức Vị ngầm giết Anh Tông. Thời vua Thế Tông tại vị, Trịnh Tùng nắm toàn bộ quyền quân quốc, tiếp tục tiến hành cuộc chiến với [[nhà Mạc]] ở [[Đông Kinh]]. Sau nhiều chiến dịch lớn, năm 1592 Trịnh Tùng đánh bại quân Mạc, lấy lại [[Đông Kinh]] và rước Thế Tông về kinh đô cũ. Do vậy, quốc sử Đại Việt đánh giá Lê Thế Tông là vua có công khôi phục cơ nghiệp [[nhà Hậu Lê]].
Dòng 121:
Năm [[1594]], [[Mạc Ngọc Liễn]] đưa [[Mạc Kính Cung]] chạy ra huyện An Bắc; Trịnh Tùng sai [[Hoàng Đình Ái]] tới đánh; Ngọc Liễn chạy sang Tư Minh xin xưng thần với [[nhà Minh]].{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=638}} Hoàng Đình Ái đánh dẹp các vùng phía bắc sông Nhị, giết được nhiều tông thất nhà Mạc. Trong khi đó vào tháng 6, người xã Vũ Lăng, huyện Tiên Minh là [[Vũ Đăng]] dấy binh chiếm giữ huyện Siêu Loại, tụ tập bè đảng, tự xưng là La Bình hoàng đế; nhưng nhanh chóng bị bắt giết. Lúc đó [[Mạc Ngọc Liễn]] bệnh chết, có thư khuyên [[Mạc Kính Cung]] đừng nên mời người Tàu sang hại dân hại nước. Làm theo lời [[Mạc Ngọc Liễn]], khi thấy triều Lê mạnh, Kính Cung giấu binh ở các vùng, hết sức tránh đụng độ. Ông sai Phúc vương mang gia quyến chạy trước sang Long châu tránh rồi bản thân thoát sang sau. Năm [[1596]], Phan Ngạn đánh dẹp được [[Mạc Kính Chương]], con cháu nhà Mạc lại tâu với vua Minh rằng chính quyền trong nước không phải con cháu họ Lê, vua Minh sai người sang điều tra và gây sức ép buộc nhà Lê phải trả Cao Bằng cho họ Mạc.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=646}} Mùa xuân năm [[1597]], Thế Tông phải cùng các tướng đến ải Nam Quan theo đòi hỏi của vua Minh. Tuy vậy chiến tranh giữa hai bên vẫn thường xuyên xảy ra. Quân Lê-Trịnh nhiều lần tiến đánh phía bắc, bắt được [[Mạc Kính Dụng]] đem giết đi, tuy nhiên thế lực họ Mạc vẫn còn rất mạnh.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=648}}
 
Ngày [[7 tháng 4]] năm [[1599]], vua [[Lê Thế Tông]] hạ chiếu phong Trịnh Tùng làm Đô nguyên suý tổng quốc chính thượng phụ Bình An vương, là chức quan cao nhất trong triều, chỉ đứng sau vua. Ông lại cho xây phủ chúa ở ngay bên cạnh triều đình vua Lê; và từ đó phủ chúa trở thành nơi bàn định công việc của đất nước; triều đình chỉ còn là hư danh, vua Lê chỉ có 5000 lính túc vệ; thu thuế 1000 xã để chi dụng.{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=653-54}} Còn những việc đặt quan, thu thuế, bắt lính, trị dân, đều thuộc về quyền họ Trịnh cả. Chỉ có khi nào thiết triều hay là tiếp sứ thì mới cần đến vua mà thôi. Uy quyền họ Trịnh bấy giờ rất lớn nhưng vẫn không dám cướp ngôi vua, là vì ở phía Bắc sợ có [[nhà Minh]] sinh sự, lại có họ Mạc còn giữ đất Cao Bằng, nếu tiếm ngôi thì e quân nghịch nổi lên lấy phù Lê thảo Trịnh làm cớ<ref>''[[Việt Nam sử lược]]'', [[:vi:s:Việt Nam sử lược/Quyển II/Tự chủ thời đại/Chương III|quyển II, Tự chủ thời đại, chương III]]</ref>.Từ đó sự nghiệp của chúa Trịnh ở Đàng Ngoài chính thức bắt đầu.
 
Ngày [[12 tháng 10]] cùng năm, Lê Thế Tông qua đời, Trịnh Tùng bàn với các quan rằng thái tử không thông minh mẫn tiệp, bèn lập con thứ là Duy Tân. Ngày [[15 tháng 10]], Duy Tân lên nối ngôi, tức là [[Lê Kính Tông]].{{sfn|Nhiều tác giả|1993|p=654}}{{sfn|Quốc sử quán triều Nguyễn|1998|p=680}}
Dòng 163:
 
{{Vua nhà Lê trung hưng}}
{{thamTham khảo|2}}
{{sơ khai chính khách Việt Nam}}