Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nigeria”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up using AWB
n clean up
Dòng 78:
}}
 
'''Nigeria''', tên chính thức: '''Cộng hòa Liên bang Nigeria''' ([[tiếng Anh]]: ''Federal Republic of Nigeria;'' phiên âm [[Tiếng Việt]]: ''Ni-giê-ri-a'') là một [[quốc gia]] thuộc khu vực [[Tây Phi]] và cũng là nước đông dân nhất tại [[châu Phi]] với dân số đông [[Danh sách quốc gia theo số dân|thứ 7 trên thế giới]]. Theo số liệu tháng 7 năm 2013, dân số của Nigeria là 174.507.539 người<ref>{{Chú thích web | url = https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/ni.html#People | tiêu đề = The World Factbook | authortác giả = | ngày = | ngày truy cập = 10 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>. Nigeria giáp [[Bénin]] về phía tây, [[Niger]] về phía bắc, với [[Tchad]] về phía đông-bắc và với [[Cameroon]] về phía đông. Phía nam Nigeria là [[Vịnh Guinea]], một bộ phận của [[Đại Tây Dương]].
 
Con người đã có mặt tại Nigeria khoảng 9000 năm trước [[công Nguyên|công nguyên]]. Trong lịch sử, tại Nigeria đã tồn tại rất nhiều quốc gia khác nhau với những nền văn hóa riêng đặc sắc. Bước sang [[thế kỷ XIX]], Nigeria trở thành thuộc địa của [[Đế quốc Anh|Đế chế Anh]]. Nó giành được độc lập vào ngày [[1 tháng 10]] năm [[1960]]. Tuy nhiên, sau đó Nigeria lại nằm dưới sự cai trị của chính phủ quân sự độc tài cho đến mãi năm 1999, khi nền [[dân chủ]] được phục hồi. Ngày nay, Nigeria vẫn là một nước [[nghèo]], và [[chỉ số phát triển con người]] ở mức rất thấp. Nigeria là nước có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi và là thành viên của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ ([[Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa|OPEC]]). Nhờ [[xuất khẩu]] [[dầu mỏ]], kinh tế Nigeria đã bắt đầu phát triển trong những năm gần đây nhưng vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn. Năm 1960, Nigeria trở thành thành viên của [[Liên Hiệp Quốc]], ngoài ra nó còn tham gia các tổ chức khác như [[Liên minh châu Phi]], và [[Khối Thịnh vượng chung Anh]].
Dòng 100:
Năm 1885 người Anh tuyên bố khu vực ảnh hưởng của mình ở Tây Phi và được quốc tế công nhận. Trong năm sau Công ty Hoàng gia Niger được thành lập dưới sự quản lý của [[George Taubman Goldie]]. Năm 1900 diện tích đất của công ty chuyển sang cho chính phủ Anh kiểm soát với mục đích củng cố ảnh hưởng đối với Nigeria bấy giờ. Ngày 01 tháng 1 năm 1901 Nigeria trở thành nước được Anh bảo hộ, và thuộc một phần của Đế quốc Anh. Nhiều cuộc chiến chống lại sự bành chướng của Anh do các tiểu bang của Nigeria phát động đã diễn ra vào cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Đáng chú ý nhất là cuộc chiến xâm lược [[Bénin]] của Anh vào năm 1897 và [[Chiến tranh Anglo-Aro]] từ năm 1901 đến 1902. Sự sụp đổ của các tiểu bang này dẫn đến sự cai trị của người Anh ở khu vực Niger.
 
Năm 1914, khu vực Niger chính thức được thống nhất thành Khu vực Thuộc địa và Bảo hộ Nigeria. Về mặt hành chính, Nigeria vẫn chia thành các tỉnh phía Bắc, phía Nam và thuộc địa Lagos. Nền giáo dục phương Tây cùng với nền kinh tế hiện đại phát triển ở phía nam nhanh hơn ở phía bắc, và kết quả được cảm nhận rõ trong đời sống chính trị của Nigeria hơn bao giờ hết. Năm 1936 chế độ nô lệ cuối cùng ở miền bắc Nigeria biến mất<ref>{{Chú thích web | url = http://www.bbc.co.uk/worldservice/specials/1624_story_of_africa/page56.shtml | tiêu đề = BBC World Service | authortác giả = | ngày = | ngày truy cập = 10 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>.
 
Sau [[Chiến tranh thế giới thứ hai|Chiến tranh thế giới II]], do sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc Nigeria và phong trào đòi độc lập, Hiến pháp Nigeria do Chính phủ Anh soạn thảo đã dần dần đưa Nigeria thành chính phủ đại diện ở cấp độ liên bang. Vào giữa thế kỷ XX, làn sóng độc lập đã lan khắp châu Phi.
Dòng 228:
== Địa lý ==
{{main|Địa lý Nigeria}}
Nigeria nằm ở tây Phi trên [[Vịnh Guinea]] và có tổng diện tích 923.768 km2 (356.669 sq mi)<ref>{{Chú thích web | url = https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/rankorder/2147rank.html | tiêu đề = The World Factbook | authortác giả = | ngày = | ngày truy cập = 10 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>, là quốc gia lớn thứ 32 trên thế giới (sau [[Tanzania]]). Nó có chung 4.047&nbsp;km (2.515&nbsp;mi) đường biên giới với [[Bénin]] (773&nbsp;km), [[Niger]] (1.497&nbsp;km), [[Tchad]] (87&nbsp;km), [[Cameroon]] (1690&nbsp;km), và có một đường bờ biển ít nhất 853&nbsp;km. Điểm cao nhất Nigeria là [[Chappal Waddi]] với độ cao 2.419&nbsp;m (7.936&nbsp;ft). Các sông chính là [[sông Niger|Niger]] và [[sông Benue|Benue]] hội tụ rồi đổ vào đồng bằng sông Niger, một trong những đồng bằng lớn nhất thế giới và tạo nên một vùng rừng ngập mặn Trung Phi rộng lớn.
 
Nigeria cũng là một trung tâm quan trọng đối với [[đa dạng sinh học]]. Nhiều người tin rằng các khu vực xung quanh [[Calabar]], bang Cross River, tập trung nhiều loài bướm nhất thế giới. Loài khỉ khoan chỉ được tìm thấy trong tự nhiên ở Đông Nam Nigeria và [[Cameroon]] lân cận
Dòng 249:
Nigeria có nền kinh tế thị trường đang nổi và đang tiến nhanh tới nhóm các nước có thu nhập trung bình. Với tài nguyên dồi dào, hệ thống tài chính, pháp luật, thông tin-liên lạc, giao thông ngày càng hoàn thiện, Nigeria được hy vọng sẽ trở thành nước có nền kinh tế đứng đầu châu Phi. Hiện nay, thị trường chứng khoán Nigeria đã xếp thứ hai châu lục. Năm 2007, [[Tổng sản phẩm nội địa|GDP]] (PPP) đã xếp thứ 37 trên thế giới. Ngoài ra, Nigeria là nước bạn hàng thương mại chính của Hoa Kỳ ở khu vực cận Sahara, và cung cấp 1/5 (11%) lượng dầu nhập khẩu của Hoa Kỳ. Nó cũng đứng thư 7 trong số các nước có thặng dư thương mại với Hoa Kỳ. Đồng thời Nigeria cũng là nước xếp thứ 50 trong các nước nhập khẩu từ Mỹ và thứ 14 trong các nước xuất khẩu tới Mỹ. Ngược lại, Hoa Kỳ lại cũng là nước đầu tư lớn nhất tại Nigeria. Các dự án đầu tư tập trung chủ yếu ở 4 khu vực chính: [[Lagos]], [[Kaduna]], [[Port Harcourt]], và [[Abuja]]. Các nơi khác chỉ phát triển cầm chừng.
 
Trước kia, sự phát triển kinh tế của Nigeria bị cản trở bởi chế độ quân trị, cùng với bất ổn chính trị và tham nhũng. Tuy nhiên, các cuộc cải cách dân chủ sau đó đã đưa Nigeria phát triển trở lại trên con đường trở thành một trong các cường quốc ở châu Phi. Theo số liệu của tổ chức [[Ngân hàng Thế giới|Ngân hàng thế giới]] thì GDP (tính theo sức mua-PPP) của Nigeria đã tăng gấp đôi từ $170.7 tỷ năm 2005 lên $292.6 tỷ năm 2007. GDP theo đầu người tăng từ $692/người năm 2006 tới $1,754/người năm 2007<ref>{{Chú thích web | url = http://www.economist.com/countries/Nigeria/profile.cfm?folder=Profile-FactSheet | tiêu đề = Nigeria | authortác giả = | ngày = | ngày truy cập = 10 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = The Economist | ngôn ngữ = }}</ref>.
 
Trong thời kỳ phát triển dầu mỏ của những năm 1970, Nigeria đã đi vay rất nhiều để xây dựng cơ sở hạ tầng. Đến khi giá dầu xuống thấp kỷ lục những năm 1980 đã khiến Nigeria phải vật lộn để trả nợ, và cuối cùng chỉ còn cách trả lãi định kỳ. Số tiền phạt do số nợ chính gây ra đã khiến món nợ thêm phình to. Tuy nhiên, sau khi đàm phán với các nước chủ nợ vào tháng 10 năm 2005, Nigeria được phép mua lại các món nợ của mình với mức chiết khấu lên tới 60%. Nigeria đã dùng một phần lợi nhuận từ dầu mỏ để trả 40% còn lại. Nhờ đó mà hàng năm Nigeria tiết kiệm được $1,15 tỷ cho các dự án giảm nghèo. Tháng tư năm 2006, Nigeria trở thành nước châu Phi đầu tiên trong lịch sử trả hết nợ cho các nước thuộc [[Ủy ban Pari]].
Dòng 255:
=== Lĩnh vực kinh tế chính ===
[[Tập tin:Central bank nigeria.jpg|nhỏ|300px| Trụ sở ngân hàng Trung ương Nigeria]]
Nigeria là nước đứng thứ 12 về sản xuất dầu, thứ 8 về xuất khẩu dầu và là nước có trữ lượng dầu thô xếp thứ 10 trên thế giới. Năm 1971, Nigeria gia nhập tổ chức cartel [[Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa|OPEC]]. Dầu mỏ đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, chiếm 40% GDP và 80% thu nhập của Chính phủ. Tuy nhiên, sự bất ổn trong mấy năm gần đây ở các khu vực khai thác dầu đã ảnh hưởng đến ngành công nghiệp dầu, khiến nó không thể hoạt động hết 100% công suất<ref>{{Chú thích web | url = http://books.google.com/books?id=fwuQ71ZbaOcC&pg=PA26#v=onepage&q&f=false | tiêu đề = Nigeria | authortác giả = | ngày = | ngày truy cập = 30 tháng 9 năm 2015 | nơi xuất bản = Google Books | ngôn ngữ = }}</ref>.
 
Hệ thống thông tin-liên lạc của Nigeria phát triển nhanh nhất thế giới với các nhà cung cấp dịch vụ chính (MTN, Etisalat, Zain và Globacom) chủ yếu kinh doanh ở khu vực trung tâm Nigeria. Gần đây, chính phủ Nigeria còn phát triển hệ thống thông tin vệ tinh và có một vệ tinh nhân tạo được điều khiển bởi Trung tâm nghiên cứu và phát triển vệ tinh quốc gia,trụ sở đặt tại Abuja.
 
Nigeria có hệ thống tài chính ngân hàng phát triển bao gồm các ngân hàng quốc tế và địa phương, các công ty đầu tư chứng khoán, môi giới chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, bất động sản, và bảo hiểm.v.v.<ref>{{Chú thích web | url = http://books.google.com/books?id=T4-rlVeb1n0C&pg=PA168#v=onepage&q&f=false | tiêu đề = Growing Apart | authortác giả = | ngày = | ngày truy cập = 30 tháng 9 năm 2015 | nơi xuất bản = Google Books | ngôn ngữ = }}</ref>
 
Ngoài ra, Nigeria còn có danh mục rất nhiều khoáng sản chưa được khai thác đúng mức như khí ga tự nhiên, than đá, bô-xít, tantalite [(Fe,Mn)(Ta,Nb)2O6], vàng, thiếc, quặng sắt, đá vôi, iobi, chì, kẽm...<ref>{{Chú thích web | url = http://books.google.com/books?id=-BIGv9vIoqcC&pg=PA1093#v=onepage&q&f=false | tiêu đề = The New York Times Guide to Essential Knowledge, Second Edition | authortác giả = | ngày = | ngày truy cập = 30 tháng 9 năm 2015 | nơi xuất bản = Google Books | ngôn ngữ = }}</ref>. Mặc dù còn nhiều khoáng sản quý như vậy nhưng ngành công nghiệp khai khoáng của Nigeria vẫn đang còn trong giai đoạn trứng nước.
 
Nông nghiệp đã từng là ngành xuất khẩu chính của Negeria. Đã từng có thời điểm Nigeria là nước xuất khẩu nhiều lạc, ca cao, dầu cọ lớn nhất thế giới. Ngoài ra Nigeria còn sản xuất rất nhiều dừa, chanh, ngô, kê ngọc trai, sắn, khoai lang và mía. Khoảng 60% dân số Nigeria làm trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng phần lớn diện tích đất sử dụng kém hiệu quả.<ref>{{Chú thích web | url = http://books.google.com/books?id=Q_lCFcabj0MC&pg=PA14#v=onepage&q&f=false | tiêu đề = Nigeria | authortác giả = | ngày = | ngày truy cập = 30 tháng 9 năm 2015 | nơi xuất bản = Google Books | ngôn ngữ = }}</ref>
 
Nigeria cũng có ngành công nghiệp da thuộc và dệt may (tập trung ở Kano, Abeokuta, Onitsha, và Lagos), ô tô, sản xuất nhựa, và chế biến thực phẩm.
Dòng 273:
Nigeria là nước có số dân đông nhất châu Phi, nhưng đông đến mức nào vẫn chỉ là con số phỏng đoán. [[Liên Hiệp Quốc]] ước tính dân số Nigeria vào năm 2009 khoảng 154,729,000 người, với khoảng 51.7% sống ở nông thôn và 48.3% sống ở thành thị, và với mật độ dân cư là 167.5 người/km2. Tổng điều tra dân số các thập kỷ trước cũng mang lại các kết quả tranh cãi. Số liệu của cuộc tổng điều tra gần đây nhất được công bố vào [[tháng mười hai|tháng 12]] năm [[2006]] cho thấy dân số vào thời điểm đó là 140,003,542 người. Sự phân nhóm duy nhất là tỷ lệ nam/nữ: 71,709,859/68,293,083 người.
 
Theo Liên hợp quốc, Nigeria đang trải qua thời kỳ bùng nổ dân số và trở thành một trong những nước có tỷ lệ sinh đẻ và gia tăng cao nhất thế giới. Theo quan điểm đó thì tới năm 2050 Nigeria sẽ là nước chủ yếu làm cho dân số thế giới gia tăng<ref>{{Chú thích web | url = http://www.un.org/News/Press/docs/2005/pop918.doc.htm | tiêu đề = WORLD POPULATION TO INCREASE BY 2.6 BILLION OVER NEXT 45 YEARS, WITH ALL GROWTH OCCURRING IN LESS DEVELOPED REGIONS | authortác giả = | ngày = | ngày truy cập = 30 tháng 9 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>.
 
Theo các số liệu có được, cứ trong 4 người châu Phi thì có tới một người Nigeria<ref>{{Chú thích web | url = http://news.bbc.co.uk/2/hi/africa/5072244.stm | tiêu đề = BBC NEWS | authortác giả = | ngày = | ngày truy cập = 10 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>. Hiện nay, Nigeria là nước đông dân thứ 8 trên thế giới, và thậm chí có một số nguồn dữ liệu bảo thủ cũng thừa nhận rằng hơn 20% số người gốc Phi sống ở Nigeria. Số liệu ước tính năm 2006 cho thấy 42.3% dân số dưới 14 tuổi, 54.6% từ 15 đến 65 tuổi; tỷ lệ sinh cao hơn nhiều tỷ lệ tử với 40.4 và 16.9 trên 1000 người tương ứng.
 
Điều kiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống ở Nigeria được đánh giá là kém. Tuổi thọ bình quân của người dân Nigeria là 47 năm (Việt Nam là 71.71 năm<ref name="cia.gov">https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/geos/vm.html CIA Factbook</ref>) và chỉ một nửa dân số có nước sạch để dùng và có điều kiện vệ sinh đảm bảo. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh là khá cao, khoảng 97.1/1000 ca sinh (Tỷ lệ của Việt Nam là 22.26/1000<ref name="cia.gov"/>). Tỷ lệ nhiễm [[HIV]]/[[HIV/AIDS|AIDS]] ở Nigeria thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ hai con số của các nước châu Phi khác như [[Kenya]] hay [[Cộng hòa Nam Phi|Nam Phi]]. Năm 2003, tỷ lệ nhiễm [[HIV]] ở độ tuổi 20 đến 29 ở Nigeria là 5.6%<ref>http://www.cdc.gov/nchstp/od/gap/countries/docs/04profiles/FY04%20OGAC%20Nigeria.Final.pdf</ref>. Cũng giống như nhiều nước đang phát triển khác, ở Nigeria phổ biến căn [[bại liệt|bệnh viêm tủy xám]] và các bệnh theo mùa như [[bệnh tả]], [[sốt xuất huyết]] và [[bệnh ngủ li bì]]. Năm 2004, tổ chức W.H.O đã triển khai chiến dịch tiêm phòng toàn dân chống lại bệnh viêm tủy xám và bệnh sốt xuất huyết nhưng đồng thời cũng gây ra tranh cãi ở một số khu vực.<ref>{{Chú thích web | url = http://news.bbc.co.uk/2/hi/africa/3556777.stm | tiêu đề = BBC NEWS | authortác giả = | ngày = | ngày truy cập = 10 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>
 
Giáo dục cũng bị bỏ rơi. Sau thời kỳ bùng nổ dầu mỏ vào năm 1970, giáo dục đại học được mở rộng tới mọi vùng và được chính quyền cung cấp miễn phí. Thế nhưng tỷ lệ học sinh trung học chỉ là 29% (32% nam sinh và 27% nữ sinh). Hệ thống giáo dục bị cho là không hợp lý do cơ sở vật chất xuống cấp. 68% dân số biết chữ, và tỷ lệ cao hơn ở nam giới (75.7%)<ref>{{Chú thích web | url = http://lcweb2.loc.gov/frd/cs/profiles/Nigeria.pdf | tiêu đề = About this Collection - Country Studies | authortác giả = | ngày = | ngày truy cập = 30 tháng 9 năm 2015 | nơi xuất bản = The Library of Congress | ngôn ngữ = }}</ref>.
 
Thành phố lớn nhất Nigeria, [[Lagos]], có dân số tăng từ 300,000<ref>{{Chú thích web | url = http://travel.nationalgeographic.com/places/cities/city_lagos.html | tiêu đề = Nigeria Guide -- National Geographic | authortác giả = | ngày = | ngày truy cập = 10 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = National Geographic | ngôn ngữ = }}</ref> năm 1950 lên tới 15 triệu hiện nay. Chính quyền Nigeria ước tính con số sẽ là 25 triệu vào năm 2015<ref>{{Chú thích web | url = http://www.irinnews.org/Report.aspx?ReportId=60811 | tiêu đề = NIGERIA: Lagos, the mega-city of slums | authortác giả = | ngày = | ngày truy cập = 10 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = IRINnews | ngôn ngữ = }}</ref>.
 
=== Nhóm ngôn ngữ Ethno ===
Dòng 305:
Số ngôn ngữ ở Nigeria được ước tính là 521. Con số này bao gồm 510 ngôn ngữ còn tồn tại, hai ngôn ngữ thứ hai mà không có người bản ngữ và chín ngôn ngữ đã tuyệt chủng. Ở một số vùng của Nigeria, các nhóm dân tộc nói nhiều ngôn ngữ. Tiếng Anh được chọn là ngôn ngữ chính thức để tạo thuận lợi cho sự thống nhất văn hóa và ngôn ngữ của đất nước. Sự lựa chọn tiếng Anh như ngôn ngữ chính thức có liên quan đến một thực tế là một phần của dân số Nigeria nói tiếng Anh, kết quả của việc Nigeria nằm dưới sự cai trị của thực dân Anh mãi đến năm 1960.
 
Các ngôn ngữ chính được nói ở Nigeria đại diện cho ba nhóm ngôn ngữ lớn ở châu Phi - phần lớn là ngôn ngữ Niger-Congo, như [[tiếng Yoruba]], [[tiếng Igbo]], [[tiếng Hausa]] thuộc ngữ hệ Phi-Á; và Kanuri, nói ở phía đông bắc, chủ yếu là bang Borno, nằm trong nhóm ngôn ngữ Nilo-Sahara. Mặc dù hầu hết các nhóm dân tộc thích giao tiếp bằng ngôn ngữ riêng của họ, tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ chính thức, và được sử dụng rộng rãi trong hệ thống giáo dục, các giao dịch kinh doanh, và cho các sự kiện trang trọng. Tiếng Anh được xem là ngôn ngữ thứ nhất, tuy nhiên, vẫn chỉ được nói bởi các nhóm nhỏ thành thị của đất nước, và nó không hề được nói ở một số vùng nông thôn. Với đa số dân số của Nigeria ở các vùng nông thôn, các ngôn ngữ giao tiếp chính trong nước vẫn là ngôn ngữ bản địa. Trong số này, đáng chú ý là Yoruba và Igbo, có nguồn gốc từ việc tiêu chuẩn hóa một số ngôn ngữ bản địa khác nhau và được sử dụng rộng rãi bởi các nhóm dân tộc đó. Tiếng Anh Pidgin, thường được gọi đơn giản là 'Pidgin' hoặc 'tiếng Anh biến thể", cũng là một ngôn ngữ phổ biến, mặc dù với khu vực khác nhau có chịu thêm ảnh hưởng của phương ngữ và tiếng lóng. Tiếng Anh hoặc tiếng Anh Pidgin được nói rộng rãi ở khu vực đồng bằng sông Niger, chủ yếu tại [[Warri]], [[Sapele]], [[Port Harcourt]], [[Agenebode]], và [[thành phố Benin]].<ref>{{Chú thích web | url = http://books.google.com/books?id=auI_WuBrWncC&pg=PA55#v=onepage&q&f=false | tiêu đề = Multilingualism | authortác giả = | ngày = | ngày truy cập = 30 tháng 9 năm 2015 | nơi xuất bản = Google Books | ngôn ngữ = }}</ref>
 
== Văn hóa ==
Dòng 338:
|value3 = 17
}}
Nigeria có nhiều tôn giáo thể hiện sự khác biệt về địa lý và dân tộc, và chính điều này đã châm ngòi cho các xung đột sắc tộc và tôn giáo. Các tôn giáo lớn nhất ở Nigeria là [[Hồi giáo]] và [[Kitô giáo|Ki-tô giáo]], cộng thêm một số người theo các tôn giáo bản địa. 50.4% dân số Nigeria theo [[Hồi giáo]]<ref>{{Chú thích web|url=http://pewforum.org/newassets/images/reports/Muslimpopulation/Muslimpopulation.pdf |tiêu đề=Mapping out the Global Muslim Population |formatđịnh dạng=PDF |ngày truy cập=ngày 21 tháng 12 năm 2010}}</ref>, 40,3% dân số theo [[Kitô giáo]] (trong đó 15% là đạo [[Tin Lành]], 13.7% theo [[Giáo hội Công giáo Rôma|Công giáo Rôma]], và 19.6% theo các nhánh khác của Ki-tô giáo), phần trăm còn lại là các loại tôn giáo khác. Miền bắc chủ yếu theo đạo Hồi; miền trung và tây nam có cả Hồi giáo và Kitô giáo còn miền đông nam và đồng bằng sông Niger đa số theo Ki-tô giáo, chủ yếu Công giáo, [[Anh giáo]] và [[Phong trào Giám Lý|Hội Giám lý]], cùng với rất ít niềm tin truyền thống.<ref>{{Chú thích web | url = http://www.state.gov/g/drl/rls/irf/2009/127249.htm | tiêu đề = Nigeria | authortác giả = | ngày = | ngày truy cập = 10 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>
 
Cộng đồng Hồi giáo phần lớn theo dòng [[Hồi giáo Sunni|Sunni]], nhưng cũng có dòng [[Hồi giáo Shia|Shia]] và [[Sufi]] cùng với một ít theo [[Ahmadiyya]]. Việc một vài bang ở phía bắc đưa luật Hồi giáo Sharia vào hệ thống luật chính thức đã gây tranh cãi.<ref>Owobi Angrew, Tiptoeing Through A Constitutional Minefield: The Great Sharia Controversy in Nigeria, Journal Of African law, Vol 48, No 2, 2002.
Dòng 365:
=== Vấn đề sức khỏe ===
[[Tập tin:Nurses in Nigeria.jpg|phải|nhỏ|200px|Vận động các y tá trở về nước làm việc nằm trong kế hoạch Ứng cứu khẩn cấp của Chính phủ]]
Nigeria gần đây đã tái cơ cấu hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn dân sau khi [[Sáng kiến Bamako]] phát triển và giúp người dân dễ tiếp cận với thuốc men và các dịch vụ y tế công cộng bằng việc hỗ trợ chi phí cho người dùng. Điều này đã nâng cao chất lượng y tế và giảm đáng kể chi phí.<ref>{{Chú thích web | url = http://heapol.oxfordjournals.org/cgi/content/abstract/17/4/378 | tiêu đề = Effect of the Bamako | authortác giả = | ngày = | ngày truy cập = 10 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>
 
Tuy nhiên, hệ thống y tế Nigeria vẫn phải đối mặt với vấn đề thiếu bác sĩ do tình trạng "chảy máu chất xám" tới các nước phát triển như Bắc Mỹ và châu Âu. Chỉ tính riêng năm 2008 ước tính khoảng 21,000 bác sĩ người Nigeria đang làm việc tại Mỹ. Con số tương tự đang làm việc cho ngành y tế ở Nigeria. Thu hút nguồn bác sĩ này trở về làm việc trong nước được chính quyền đưa vào các mục tiêu hàng đầu cần phải làm.<ref>{{Chú thích web | url = http://www.nigerdeltacongress.com/barticles/brain_drain_the_nigerian_experie.htm | tiêu đề = nigerdeltacongress.com | authortác giả = | ngày = | ngày truy cập = 10 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>
 
=== Tình trạng tội phạm ===