Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hệ Mặt Trời”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
clean up
Tmp1109 (thảo luận | đóng góp)
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 1:
{{Khóa-nửa-vô hạn|small=yes}}{{1000 bài cơ bản}}
{{Thông tin hệ Mặt Trời}}
'''Hệ Mặt Trời''' (hay '''Thái Dương Hệ'''){{Ref label|A|a|none}} là một [[hệ hành tinh]] có [[Mặt Trời]] ở trung tâm và các [[thiên thể]] nằm trong phạm vi [[Tương tác hấp dẫn|lực hấp dẫn]] của Mặt Trời, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một [[đám mây phân tử]] khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm. Đa phần các thiên thể quay quanh Mặt Trời, và khối lượng tập trung chủ yếu vào 8 [[hành tinh]]{{ref_label|E|e|none}} có quỹ đạo gần tròn và mặt phẳng quỹ đạo gần trùng khít với nhau gọi là [[hoàng Đạo|mặt phẳng hoàng đạo]]. Bốn hành tinh nhỏ vòng trong gồm: [[Sao Thủy]], [[Sao Kim]], [[Trái Đất]] và [[Sao Hỏa]] - người ta cũng còn gọi chúng là các [[hành tinh kiểu Trái Đất|hành tinh đá]] do chúng có thành phần chủ yếu từ [[đá]] và [[kim loại]]. Bốn [[hành tinh khí khổng lồ]] vòng ngoài có khối lượng lớn hơn rất nhiều so với 4 hành tinh vòng trong. Hai hành tinh lớn nhất, [[Sao Mộc]] và [[Sao Thổ]] có thành phần chủ yếu từ [[heli]] và [[hiđrô]]; và hai hành tinh nằm ngoài cùng, [[Sao Thiên Vương]] và [[Sao Hải Vương]] có thành phần chính từ [[chất dễ bay hơi|băng]], như [[nước]], [[amoniac]] và [[mêtan]], và đôi khi người ta lại phân loại chúng thành các [[hành tinh băng khổng lồ]]. Có sáu [[hành tinh]] và ba [[hành tinh lùn]] có các [[vệ tinh tự nhiên]] quay quanh.{{Ref label|B|b|none}} Các vệ tinh này được gọi là "Mặt Trăng" theo tên gọi của [[Mặt Trăng]] của [[Trái Đất]]. Mỗi hành tinh vòng ngoài còn có các [[vành đai hành tinh]] chứa bụi, hạt và vật thể nhỏ quay xung quanh.
 
''Hệ Mặt Trời'' cũng chứa hai vùng tập trung các thiên thể nhỏ hơn. [[Vành đai tiểu hành tinh]] nằm giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, có thành phần tương tự như các hành tinh đá với đa phần là đá và kim loại. Bên ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương là các [[thiên thể bên ngoài Sao Hải Vương|vật thể ngoài Sao Hải Vương]] có thành phần chủ yếu từ băng như nước, amoniac, mêtan. Giữa hai vùng này, có 5 thiên thể điển hình về kích cỡ, [[Ceres (hành tinh lùn)|Ceres]], [[Sao Diêm Vương|Pluto]], [[Haumea (hành tinh lùn)|Haumea]], [[Makemake]] và [[Eris (hành tinh lùn)|Eris]], được coi là đủ lớn đủ để có dạng hình cầu dưới ảnh hưởng của chính lực hấp dẫn của chúng, và được các nhà thiên văn phân loại thành [[hành tinh lùn]].{{ref_label|E|e|none}} Ngoài ra có hàng nghìn thiên thể nhỏ nằm giữa hai vùng này, có kích thước thay đổi, như [[sao chổi]], [[Centaur (hành tinh vi hình)|centaurs]] và [[bụi liên hành tinh]], chúng di chuyển tự do giữa hai vùng này.