Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bolero Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Quá trình du nhập: Bổ sung thêm tên của tác g
Dòng 31:
Tại [[Việt Nam]], điệu boléro du nhập vào [[miền Nam Việt Nam]] vào khoảng thập niên 1950, lúc phong trào [[tân nhạc Việt Nam]] đang phát triển mạnh mẽ; nhiều nhạc sĩ bắt đầu sử dụng nhạc điệu phương Tây thay cho nhạc điệu phương Đông truyền thống. Không có tài liệu nào cho biết chính xác bài đầu tiên là bài gì, tuy nhiên nhạc sĩ [[Vũ Đức Sao Biển]] cho rằng bài ''Duyên quê'' của [[Hoàng Thi Thơ]] có thể là bài đầu tiên. Trong khi đó, nhà nghiên cứu Trần Thị Vĩnh Tường lại cho rằng bài boléro đầu tiên ở Việt Nam là bài '' Xóm đêm '' của [[Phạm Đình Chương]].
 
Theo nhạc sĩ Trần Quốc Dũng thì ca khúc Nắng chiều của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn xuất bản khoảng năm 1952-1953 tại Sài Gòn có thể là ca khúc Bolero đầu tiên và người hát bài này đầu tiên trên đĩa nhạc nhựa thời đó(năm 1953) là ca sĩ Minh Trang
 
Cứ thế, nhiều ca khúc miền Nam viết theo điệu boléro lần lượt ra đời. Từ thập niên 1960 đến thập niên 1970 là những năm đỉnh cao của giai điệu này. Lúc đó rộ lên phong trào "Thời trang nhạc tuyển" mà những bài nhạc boléro được được thâu một cách đại trà vào băng cassette hoặc đĩa vinyl. Một số ca khúc tiêu biểu là ''Những đồi hoa sim'' ([[Dzũng Chinh]] phổ thơ Hữu Loan), ''Tàu đêm năm cũ'', ''Nửa đêm ngoài phố'' ([[Trúc Phương]]), ''Thành phố sau lưng'' ([[Hàn Châu]]), ''Áo em chưa mặc một lần'' ([[Hoài Linh (nhạc sĩ)|Hoài Linh]]), ''Xuân này con không về'' ([[Trần Trịnh|Trịnh Lâm Ngân]]), ''Đêm buồn tỉnh lẻ'' (Bằng Giang - [[Chế Linh|Tú Nhi]]), ''Vòng nhẫn cưới'', ''Đêm lang thang'', ''Không giờ rồi'' ([[Vinh Sử]]), ''Hoa sứ nhà nàng'' của [[Hoàng Phương]]. Cố nhạc sĩ [[Trúc Phương]] được xem như là '''Vua boléro''' giai đoạn này.{{cần dẫn nguồn}}