Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sân vận động Hàng Đẫy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 33:
Sau khi [[Việt Minh]] tiếp quản Hà Nội (10/10/1954), do yêu cầu tăng cường sức khỏe cho nhân dân và phát triển phong trào TDTT, Chính phủ [[Việt Nam Dân chủ Cộng hòa]] đã cho xây lại sân Hàng Đẫy với chủ trương "đẹp, tốt, rộng, đúng quy cách hiện đại". Khởi công vào ngày 16/2/1957 và khánh thành vào ngày 24/8/1958, một tiến độ thi công được xem là cực kỳ tốc độ vào thời bấy giờ, sân Hàng Đẫy mới chính thức ra đời với diện tích 21.844m2, bao bọc bởi tường cao có 14 cửa nhỏ và 3 cửa lớn, chính giữa là sân bóng đá, xung quanh có đường chạy điền kinh, có sân bóng chuyền, bóng rổ... Khán đài xây theo hình lòng chảo có 20 bậc chứa xấp xỉ 2,5 vạn người.
[[Tập tin:Kế hoạch xây dựng lại sân Hàng Đẫy.jpg|nhỏ|Kế hoạch xây dựng lại sân Hàng Đẫy 1957]]
Những con số xây dựng khi đó đã cho thấy tầm cỡ, quy mô của sân Hàng Đẫy: Xi măng 670 tấn; Gạch 1.825,50 viên; Than xỉ 2.112 tấn 600; Sắt 69 tấn 359; Vôi 292 tấn 690. Đặc biệt, công trình này gắn với nhân dân Thủ đô, khi tham gia vào việc xây dựng là 101.304 công. Riêng toàn bộ việc cấy thảm cỏ mặt sân đều do các em thiếu nhi đảm trách. Trận đấu khai sân diễn ra giữa 2 đội tuyển PhnomPenh ([[Campuchia]]) và [[Câu lạc bộ bóng đá Hải Phòng| Hải Phòng]] .
 
Đội bóng Khmer lúc ấy được giới chuyên môn đánh giá cao nhờ lối chơi có thể lực và chiến thuật mà nòng cốt là các cầu thủ Quân đội (FARK), còn tuyển [[Câu lạc bộ bóng đá Hải Phòng| Hải Phòng]] cũng chẳng hề kém cạnh với thủ môn Coóng; Te, Đức, Pố, Túc... Theo những tài liệu cũ, thì trận đấu này diễn ra trong 80 phút (theo luật cũ), chung cuộc đội tuyển PhnomPenh đã giành thắng lợi trước [[Câu lạc bộ bóng đá Hải Phòng| Hải Phòng]] , rồi sau đó thắng tiếp Tuyển Hà Nội thời đó với Tòng, Luyến, Thì, Đức, Tuất, Thịnh cũng trên sân Hàng Đẫy.
 
Và cũng từ đó, sân Hàng Đẫy trở thành "địa chỉ đỏ" của thể thao miền Bắc nói chung và thể thao Hà Nội nói chung. Bên cạnh các kỳ Đại hội TDTT toàn quốc, Đại hội TDTT Hà Nội... Hàng Đẫy là điểm đến hàng đầu của làng cầu Việt, từ giải bóng đá Quân đội các nước XHCN - SKDA trước đây, đến Tiger Cup 1998, thậm chí cả [[SEA Games 22]] năm 2003 sau này dù đã có [[Sân Mỹ Đình|sân quốc gia Mỹ Đình]]. <ref>{{Chú thích web|url=https://thethaovanhoa.vn/bong-da-viet/tu-septo-den-hang-day-va-giac-mo-cong-vien-cac-hoang-tu-n20180329000357442.htm|title=Từ Septo đến Hàng Đẫy và giấc mơ Công viên các Hoàng tử}}</ref>