Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhiếp chính”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 13:
Sang thời [[nhà Hán]], [[Lữ hậu]] nhân lúc [[Hán Huệ Đế]] bạo bệnh, chính thức lâm triều, ra chiếu chỉ tự xưng mình là ''Chế'' (制), mở đầu cho một hiện tượng mà các sử gia gọi là '''Lâm triều xưng chế''' (临朝称制) của các vị Hoàng thái hậu. Vào thời điểm đó, các Thái hậu có thể lên triều nghị chính một cách công khai như các vị vua. Đến thời của [[Võ Tắc Thiên|Tắc Thiên Thuận Thánh Hoàng hậu]], bà ngồi sau một bức mành (liêm tử; 帘子) để nghe triều thần nghị luận việc nước sau lưng phu quân [[Đường Cao Tông]], thì mới khai sinh ra một khái niệm gọi là '''Thùy liêm thính chính''' (垂帘听政), còn gọi là ''Buông rèm nhiếp chính'', nghĩa là ngồi sau bức mành mà nghe chính sự. Từ đó, các đời Hoàng thái hậu hoặc Chính cung Hoàng hậu, nữ quyến nhiếp chính đều ngồi sau bức mành nghe việc, làm cho cụm từ ''Thùy liêm thính chính'' từ đó ám chỉ việc phụ nữ tham dự triều chính. Các triều đại về sau dần hạn chế việc cho phép Thái hậu tham gia chính sự, khi các Hoàng đế còn nhỏ thì các hội đồng nhiếp chính lập ra đều có Thân vương và quan đại thần đứng đầu phụ chính. Trường hợp cũng có chấp nhận Hoàng thái hậu nhiếp chính thì đều có các quan đại thần bên cạnh phò trợ, không để Thái hậu một mình độc bá triều cương, như [[Ỷ Lan|Linh Nhân Thái hậu]] thời Lý có [[Lý Thường Kiệt]] và [[Lý Đạo Thành]], hoặc như [[Nguyễn Thị Anh|Tuyên Từ Thái hậu]] thời Lê có [[Nguyễn Xí]] và [[Trịnh Khả]] vậy.
 
Việc nhiếp chính là một hiện tượng tạm thời do vị quân chủ vắng mặt, hoặc vì lý do chính trị mà quốc gia không có quân chủ, vì vậy đều chỉ duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Đến khi vị quân chủ đủ tuổi, đủ khả năng hoặc có vị quân chủ mới lên ngôi, thì thời kỳ nhiếp chính sẽ kết thúc. Thông thường thời gian nhiếp chính là khoảng 8 năm, hoặc trong phạm vi hơn 10 năm. Tuy nhiên, những nhiếp chính có thế lực lớn đều có thời gian nhiếp chính vượt qua con số này khá nhiều, điển hình như [[Từ Hi Thái hậu]].
 
Tại [[Nhật bản|Nhật Bản]] cổ đại, các quan nhiếp chính gọi là ''[[Quan bạch]]'' (關白). Từ năm [[858]], thời [[Thiên hoàng Seiwa|Thanh Hòa Thiên hoàng]] do ngoại tổ phụ [[Fujiwara no Yoshifusa]] nhiếp chính, thì chức quan nhiếp chính Nhật Bản do [[dòng họ Hokke]] (藤原北家; ''Đằng Nguyên Bắc Gia'') chiếm hữu, mãi đến tận thời [[Minh Trị]].
 
nước [[Triều Tiên]] xưa, từng có một thời kỳ mà [[Đại vương đại phi]] nhiếp chính cho cháu cố của mình (theo vai vế trong vương thất chứ không cần có quan hệ máuhuyết mủthống) là [[Trinh Thuần Vương hậu]], vợ của [[Triều Tiên Anh Tổ]], nhiếp chính cho [[Triều Tiên Thuần Tổ]]. Trước đó, trong thời gian trị vì của Anh Tổ, khi Anh Tổ đã cao tuổi và Vương hậu có nhiều mâu thuẫn với Vương thế tửtôn là Lý Toán (người sau này trở thành [[Triều Tiên Chính Tổ]]) mà theo dã sử bà đã nhiều lần chủ mưu ám sát bất thành Chínhvị Tổquân chủ tương lai này. Tuy nhiên nhờ vị trí tối cao trong nộiNội cung nên Trinh Thuần Vương hậu không bị ban chết mà chỉ bị giam lỏng suốt thời gian Chính Tổ trị vì. Đến khi Thuần Tổ kế vị, bà mới có thể quay lại chính trường để ''Thùy liêm thính chính''.
 
== Nhân vật nổi bật ==