Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiến động”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 80:
[[Điểm cận nhật]], hay nói khác đi [[trục lớn quỹ đạo|trục chính]] của mỗi quỹ đạo [[hành tinh]] hình elíp sẽ dao động trong phạm vi mặt phẳng quỹ đạo của nó trong chiều chuyển động của hành tinh, để phản ứng với các [[nhiễu loạn (hấp dẫn)|nhiễu loạn]] mômen lực hấp dẫn gây ra bởi các hành tinh còn lại. Hiện tượng này gọi là '''tiến động điểm cận nhật'''. Vận tốc tiến động điểm cận nhật có thể xác định bằng các phương pháp [[cơ học thiên thể]].
 
Tuy thế, nếu cơ học thiên thể chỉ sử dụng [[cơ học cổ điển]] thì cho kết quả được tính toán về sự tiến động điểm cận nhật cho các [[hành tinh vòng trong]] không trùng với các số liệu quang sát. Sai biệt ở tiến động điểm cận nhật [[Sao Thủy]] là 43,11´´ và ở [[Sao Kim]] 8,4´´ mỗi [[thế kỷ]]. Điều này được giải thích khá chính xác bằng ứng dụng [[lý thuyết tương đối rộng]] trong chuyển động các hành tinh. Tiến động điểm cận nhật thực tế còn được gây ra bởi hiệu ứng của [[thuyết tương đối rộng]], trong đó các hành tinh chuyển động trên quỹ đạo elíp trong một [[không-thời gian]] cong quanh Mặt Trời. Điều này giống như khi chúng ta gẩy một viên bi lăn theo quỹ đạo elíp trong một cái chảo đáy cong, quỹ đạo elíp sẽ không giữ cố định mà xoay dần. Qua đó các sai biệt nói trên giảm lần lượt còn 0,7´´ và 0,2´´.
 
Các sai biệt trong tính toán tiến động điểm cận nhật [[Sao Thủy]] và các giá trị dự báo theo [[cơ học cổ điển]] được chú ý nhất trong số các chứng cứ thực nghiệm đã dẫn tới sự chấp nhận [[thuyết tương đối rộng]] của [[Albert Einstein|Einstein]]. Khi thêm hiệu ứng tương đối, các dự báo trở nên chính xác hơn.