Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hệ miễn dịch”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
'''Hệ miễn dịch''' là một hệ thống bảo vệ vật chủ gồm nhiều cấu trúc và [[quá trình sinh học]] của [[Sinh vật|cơ thể]] nhằm bảo vệ chống lại [[bệnh|bệnh tật]]. Để hoạt động bình thường, hệ thống miễn dịch phải phát hiện được rất nhiều yếu tố, gọi là [[mầm bệnh]], có thể là từ [[virus]] đến [[ký sinh trùng]], và phải phân biệt chúng với những [[mô]] khỏe mạnh của [[Cơ thể sống|cơ thể]]. Ở nhiều loài, hệ thống miễn dịch có thể được phân thành các hệ thống nhỏ hơn, chẳng hạn như [[hệ thống miễn dịch bẩm sinh]] với [[hệ thống miễn dịch thu được]], hoặc [[miễn dịch thể dịch]] và [[miễn dịch qua trung gian tế bào]]. Ở người, [[Hàng rào máu não|hàng rào máu–não]], [[hàng rào máu–dịch não]] và các hàng rào chất lỏng–não tương tự tách biệt hệ thống miễn dịch bình thường với [[hệ thống miễn dịch não]], vốn chuyên bảo vệ [[não]].
 
Các [[mầm bệnh]] có thể nhanh chóng [[tiến hóa]] và thích nghi, và do đó có thể tránh bị phát hiện và không bị vô hiệu hoá bởi hệ thống miễn dịch; tuy nhiên, nhiều cơ chế phòng thủ cũng đã tiến hóa để nhận diện và trung hòa mầm bệnh. Ngay cả các [[sinh vật đơn bào]] đơn giản như [[vi khuẩn]] cũng có hệ thống miễn dịch thô sơ dưới dạng các [[enzym]] bảo vệ (ở đây là [[enzym giới hạn]]) để chống lại các bệnh do [[thể thực khuẩn]]. Một số cơ chế miễn dịch cơ bản khác đã phát triển trong các loài [[Sinh vật nhân thực|sinh vật nhân chuẩn]] cổ đại và vẫn còn trong hậu duệ hiện đại của chúng, như ở [[thực vật]] và [[động vật không xương sống]]. Các cơ chế này bao gồm [[thực bào]], các [[peptide]] kháng khuẩn được gọi là [[defensin]], và hệ thống [[bổ thể]]. Các [[động vật có quai hàm]], bao gồm cả [[Người|con người]], còn có cơ chế phòng vệ tinh vi hơn,<ref name=":7">Beck G, Habitat GS (tháng 11 năm 1996). [http://people.scs.carleton.ca/~soma/biosec/readings/sharkimmu-sciam-Nov1996.pdf "Immunity and the Invertebrates"] (Miễn dịch và ĐV không xương sống) (PDF). ''Scientific American''. '''275''' (5): 60–66. {{doi|10.1038/scientificamerican1196-60}}. Truy cập 1 tháng 1 2007.</ref> bao gồm khả năng thích ứng theo thời gian để nhận ra các mầm bệnh cụ thể hiệu quả hơn. [[Miễn dịch thích ứng]] (hoặc miễn dịch thu được) hình thành [[trí nhớ miễn dịch]] sau lần gặp ban đầu đối với một mầm bệnh cụ thể, dẫn đến đáp ứng tăng cường cho các lần chạm trán sau này với cùng mầm bệnh đó. Quá trình miễn dịch thu được này là cơ sở [[tiêm chủng]].
 
Rối loạn hệ thống miễn dịch có thể dẫn đến [[bệnh tự miễn]], [[Viêm|bệnh viêm]] và [[ung thư]].<ref>O'Byrne KJ, Dalgleish AG (Aug 2001). [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2364095 "Chronic immune activation and inflammation as the cause of malignancy"].("Kích thích hệ miễn dịch và viêm liên tục là nguyên nhân gây nên ác tính") ''British Journal of Cancer''. 85 (4): 473–83. doi:[https://doi.org/10.1054%2Fbjoc.2001.1943 10.1054/bjoc.2001.1943]. PMC [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2364095 2364095] . PMID [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11506482 11506482].</ref> [[Suy giảm miễn dịch]] là khi hệ miễn dịch ít hoạt động hơn bình thường, dẫn đến các bệnh nhiễm trùng tái phát và đe dọa đến mạng sống. Ở người, [[suy giảm miễn dịch]] có thể là kết quả của một căn bệnh di truyền như suy giảm miễn dịch kết hợp cấp, các bệnh liên quan đến [[HIV/AIDS]], hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch. Ngược lại, [[bệnh tự miễn]] là kết quả khi hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức nên tấn công chính các [[mô]] bình thường như thể là sinh vật ngoại lai. Các bệnh tự miễn thường gặp bao gồm [[viêm tuyến giáp Hashimoto]], [[viêm khớp dạng thấp]], [[Bệnh tiểu đường|bệnh đái tháo đường type 1,]] và [[lupus ban đỏ hệ thống]]. [[Miễn dịch học]] là môn học nghiên cứu của tất cả các khía cạnh của hệ thống miễn dịch.
 
== Lịch sử miễn dịch học ==
[[Miễn dịch học]] là một ngành khoa học tìm hiểu thành phần và chức năng của hệ miễn dịch. Nó xuất phát từ nghiên cứu y dược và các nghiên cứu ban đầu về các nguyên nhân gây miễn nhiễm đối với bệnh tật. Miễn dịch được đề cập đến sớm nhất là trong trận [[đại dịch]] ở [[Athens]] năm 430 TCN. [[Thucydides]] đã để ý rằng những người đã hồi phục từ một đợt bệnh trước đó có thể giám sát người đang bệnh mà không bị bệnh lại lần thứ hai.<ref>Retief FP, Cilliers L (tháng 1 năm 1998). "The epidemic of Athens, 430-426 BC" (Đại dịch ở Athens, 430-426 trước CN). South African Medical Journal = Suid-Afrikaanse Tydskrif Vir Geneeskunde. 88 (1): 50–3. PMID [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9539938 9539938]</ref> Vào thế kỷ 18, [[Pierre-Louis Moreau de Maupertuis]] thực hiện thí nghiệm với nọc độc bọ cạp và quan sát thấy rằng một số con chó và chuột đã được miễn nhiễm với nọc độc này.<ref>Ostoya P (1954) . [http://www.persee.fr/doc/rhs_0048-7996_1954_num_7_1_3379 "Maupertuis et la biologie"]. "Maupertuis và Sinh học" ''Revue d'histoire des sciences et de leurs applications''. '''7''' (1): 60–78. {{doi|10.3406/rhs.1954.3379}}.</ref> Quan sát này và các quan sát khác về khả năng miễn dịch đã được [[Louis Pasteur]] khai thác trong quá trình tiêm [[Vắc-xin|vaccine]] và đề xuất [[lý thuyết mầm bệnh vi sinh]].<ref>Plotkin SA (tháng 4 năm 2005). "Vaccines: past, present and future" (Vắc-xin hiện tại và tương lai). ''Nature Medicine''. '''11''' (4 Suppl): S5–11. {{doi|10.1038/nm1209}}. PMID [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15812490 15812490]</ref> Lý thuyết của Pasteur đã trực tiếp phản đối các học thuyết đương thời về bệnh tật, chẳng hạn như [[học thuyết miasma]]-nói rằng bệnh tật gây ra do "hắc khí". Chỉ đến năm 1891, với những bằng chứng được đưa ra bởi [[Robert Koch]] (được trao [[Giải Nobel Sinh lý học và Y khoa|giải Nobel]] năm 1905) các [[vi sinh vật]] đã được khẳng định chính là nguyên nhân gây [[bệnh truyền nhiễm]].<ref>[http://nobelprize.org/nobel_prizes/medicine/laureates/1905/ The Nobel Prize in Physiology or Medicine 1905] (Giải Nobel cho Tâm lý học và dược học 1905) Nobelprize.org Truy cập 8 tháng 1 năm 2009.</ref> [[Virus]] đã được xác định cũng là mầm bệnh của con người vào năm 1901, với sự phát hiện của [[virus sốt vàng]] bởi [[Walter Reed]].<ref>[https://web.archive.org/web/20071023070838/http://www.wramc.amedd.army.mil/welcome/history/ Major Walter Reed, Medical Corps, U.S. Army] (Tập đoạn dược, quân đội Mỹ) Walter Reed Army Medical Center. Truy cập 8 tháng 1 năm 2007.</ref>
 
Miễn dịch học đã có một bước tiến lớn vào cuối thế kỷ 19, do sự phát triển nhanh chóng trong nghiên cứu về [[miễn dịch thể dịch]] và [[miễn dịch tế bào]].<ref>Metchnikoff, Elie; Dịch bởi F.G. Binnie. (1905). [https://books.google.com/?id=ywKp9YhK5t0C&printsec=titlepage&vq=Ehrlich&dq=history+of+humoral+immunity ''Immunity in Infective Diseases''] (Miễn dịch bệnh truyền nhiễm) (Full Text Version: Google Books). Cambridge University Press. LCCN [https://catalog.loc.gov/vwebv/search?searchCode=LCCN&searchArg=68025143&searchType=1&permalink=y 68025143]</ref> Đặc biệt quan trọng là công trình của [[Paul Ehrlich]], người đã đề xuất [[lý thuyết chuỗi phụ phân tử]] (side-chain) để giải thích tính đặc hiệu của phản ứng kháng nguyên-kháng thể; những đóng góp của ông cho sự hiểu biết về miễn dịch thể dịch đã được ghi nhận bởi [[Giải Nobel|giải thưởng Nobel]] năm 1908, cùng với người đề xuất [[miễn dịch qua trung gian tế bào]], [[Ilya Ilyich Mechnikov|Elie Metchnikoff]].<ref>[http://nobelprize.org/nobel_prizes/medicine/laureates/1908/ The Nobel Prize in Physiology or Medicine 1908] (Giải Nobel cho Sinh lý học và dược học năm 1908) Nobelprize.org Truy cập 8 tháng 1 năm 2007</ref>
 
== Các tầng bảo vệ ==
Hệ miễn dịch bảo vệ các sinh vật khỏi bị nhiễm trùng với các lớp phòng thủ ngày càng đặc hiệu. Nói một cách đơn giản, các hàng rào vật lý ngăn ngừa các [[mầm bệnh]] như [[vi khuẩn]] và [[virus]] xâm nhập vào cơ thể. Nếu một mầm bệnh vượt qua hàng rào này, [[Hệ miễn dịch bẩm sinh|hệ thống miễn dịch bẩm sinh]] sẽ tạo đáp ứng tức thời, nhưng không đặc hiệu. Hệ miễn dịch bẩm sinh được tìm thấy ở tất cả các loài thực vật và động vật.<ref name=":0">Litman GW, Cannon JP, Dishaw LJ (tháng 11 năm 2005). [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3683834 "Reconstructing immune phylogeny: new perspectives"](Góc nhìn mới, tái cấu trúc và tiến hóa của miễn dịch). ''Nature Reviews. Immunology''. '''5''' (11): 866–79. doi:[https://doi.org/10.1038%2Fnri1712 10.1038/nri1712]. PMC [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3683834 3683834] . PMID [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16261174 16261174].</ref> Nếu các mầm bệnh thoát được miễn dịch bẩm sinh, thì [[động vật có xương sống]] còn có lớp bảo vệ thứ hai, là [[hệ thống miễn dịch thu được]], được kích hoạt bởi hệ miễn dịch bẩm sinh. Lúc này, hệ thống miễn dịch sẽ thích ứng các đáp ứng của nó trong suốt thời gian nhiễm trùng để cải thiện khả năng nhận diện mầm bệnh. Sự đáp ứng được cải thiện này sẽ được giữ lại cả sau khi mầm bệnh đã được loại bỏ, dưới dạng trí nhớ miễn dịch, và cho phép hệ thống miễn dịch thu được phát động các cuộc tấn công nhanh hơn và mạnh mẽ hơn nếu gặp lại mầm bệnh này.<ref>Restifo NP, Gattinoni L (tháng 10 năm 2013). [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3858177 "Lineage relationship of effector and memory T cells"] (Mối liên kết giữa chất ảnh hưởng và TB T nhớ). ''Current Opinion in Immunology''. '''25''' (5): 556–63. doi:[ 10.1016/j.coi.2013.09.003]. PMC [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3858177 3858177] . PMID [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/24148236 24148236].</ref><ref>Kurosaki T, Kometani K, Ise W (tháng 3 năm 2015). "Memory B cells'''" (Tế bào B nhớ). ''Nature Reviews. Immunology''. '''15''' (3): 149–59. doi:[https://doi.org/10.1038%2Fnri3802 10.1038/nri3802]. PMID [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/25677494 25677494].</ref>
 
==== So sánh hệ miễn dịch bẩm sinh và thu được ====
Dòng 38:
|Chỉ tìm thấy ở [[động vật có quai hàm]]
|}
Cả miễn dịch bẩm sinh và thu được đều phụ thuộc vào khả năng của hệ thống miễn dịch để phân biệt giữa các [[phân tử]] ''của bản thân'' và ''không của bản thân''. Trong miễn dịch học, các phân tử ''của bản thân'' là những thành phần của [[Cơ thể người|cơ thể]] và có thể phân biệt với phân tử ngoại lai bởi hệ thống miễn dịch.<ref>Smith A.D. (Ed) '''''Oxford dictionary of biochemistry and molecular biology'''.'' (Từ điển Oxford về hóa sinh và sinh học phân tử) (1997) Oxford University Press. ISBN 0-19-854768-4</ref> Ngược lại, các phân tử ''không của bản thân'' là các phân tử ngoại lai. Một loại các phân tử ngoại lai như thế được gọi là [[kháng nguyên]] và được định nghĩa là các chất gắn với các thụ thể miễn dịch đặc hiệu và kích hoạt đáp ứng miễn dịch.<ref name=":1">Alberts B, Johnson A, Lewis J, Raff M, Roberts K, Walters P (2002). [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK21054/?depth=2 '''''Molecular Biology of the Cell'''''] (Sinh học phân tử của tế bào) (Tái bản lần 4). New York and London: Garland Science. <nowiki>ISBN 978-0-8153-3218-3</nowiki>.</ref>
 
== Miễn dịch bẩm sinh ==
Các [[vi sinh vật]] hoặc độc tố sau khi xâm nhập thành công sẽ phải đối mặt với các tế bào và cơ chế của hệ [[Miễn dịch tự nhiên|miễn dịch bẩm sinh]]. Đáp ứng bẩm sinh thường được kích hoạt khi các vi khuẩn được xác định bởi các [[Thụ thể (hóa sinh)|thụ thể]] nhận dạng, nhận biết các thành phần được giấu trong các nhóm vi sinh vật<ref>Medzhitov R (tháng 10 năm 2007). '''"Recognition of microorganisms and activation of the immune response"''' (Nhận diện vi sinh vật và kích hoạt đáp ứng miễn dịch). ''Nature''. '''449''' (7164): 819–26.</ref> hoặc trong một trường hợp khác là khi các tế bào bị tổn thương, hư hại hoặc [[stress (sinh học)|stress]] sẽ gửi tín hiệu báo động, mà đa số (không phải tất cả) được nhận dạng bởi cùng thụ thể nhận biết các mầm bệnh.<ref>Matzinger P (tháng 4 năm 2002)'''. [http://people.scs.carleton.ca/~soma/biosec/readings/matzinger-science.pdf "The danger model: a renewed sense of self"]''' (Mô hình nguy hiểm: cảm nhận mới của chính cơ thể) (PDF).''Science''. '''296''' (5566): 301–5. [[Bibcode]]:[[bibcode:2002Sci...296..301M|2002Sci...296..301M]].[[Digital object identifier|doi]]:[http://science.sciencemag.org/content/296/5566/301 10.1126/science.1071059]. [[PubMed Identifier|PMID]] [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11951032 11951032].</ref> Hệ thống miễn dịch bẩm sinh thì không [[đặc hiệu]], có nghĩa là những hệ thống này phản ứng với tất cả [[mầm bệnh]] theo một cách giống nhau.<ref name=":1" /> Hệ thống này cũng không tạo ra miễn dịch lâu dài đối với mầm bệnh. Hệ thống miễn dịch bẩm sinh là hệ thống chủ yếu bảo vệ vật chủ ở hầu hết các sinh vật.<ref name=":0" />
 
=== Các hàng rào bề mặt ===
Một số hàng rào bảo vệ sinh vật khỏi bị [[nhiễm trùng]], bao gồm các hàng rào cơ học, hóa học và sinh học. Lớp vỏ [[sáp]] phủ ngoài ở hầu hết các loại lá, bộ xương ngoài của [[côn trùng]], vỏ và màng ngoài của trứng, hoặc [[da]] là những ví dụ về các hàng rào cơ học, chúng là tuyến bảo vệ đầu tiên để phòng ngừa nhiễm trùng.<ref name=":1" /> Tuy nhiên, vì các sinh vật không thể được bao phủ và tách biệt hoàn toàn với môi trường sống, chúng cũng có các hệ thống khác hoạt động để bảo vệ các phần hở của cơ thể (như [[phổi]], [[ruột]], và [[Cơ quan sinh dục|đường sinh dục]]). Ở đường phổi, cơ chế [[ho]] và [[hắt hơi]] tống khứ [[mầm bệnh]] và các chất gây khó chịu khác ra khỏi đường hô hấp. Chảy [[nước mắt]] và bài tiết nước tiểu cũng là cơ chế đẩy các mầm bệnh ra ngoài, trong khi dịch nhầy tiết ra do đường hô hấp và đường tiêu hóa giúp "bẫy" và ngăn [[vi sinh vật]] xâm nhập.<ref>Boyton RJ, Openshaw PJ (2002). '''"Pulmonary defences to acute respiratory infection"''' (Bảo vệ phổi đối với nhiễm trùng hô hấp cấp). ''British Medical Bulletin''. '''61''' (1): 1–12. [[Digital object identifier|doi]]:[https://academic.oup.com/bmb/article/61/1/1/286881 10.1093/bmb/61.1.1].[[PubMed Identifier|PMID]] [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11997295 11997295].</ref>
 
Hàng rào hóa học cũng bảo vệ chống lại nhiễm trùng. Da và đường hô hấp tiết ra các chất kháng khuẩn như [[peptide β]].<ref>Agerberth B, Gudmundsson GH (2006). '''"Host antimicrobial defence peptides in human disease"'''(Peptide kháng khuẩn bảo vệ ở các bệnh ở người). ''Current Topics in Microbiology and Immunology''. Current Topics in Microbiology and Immunology. '''306''': 67–90. [[Digital object identifier|doi]]:[https://link.springer.com/chapter/10.1007%2F3-540-29916-5_3 10.1007/3-540-29916-5_3].[[International Standard Book Number|ISBN]] [[Đặc biệt:Nguồn sách/978-3-540-29915-8|978-3-540-29915-8]]. [[PubMed Identifier|PMID]] [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/16909918 16909918]</ref> Enzyme như [[lysozyme]] và [[phospholipase A2]] trong [[nước bọt]], [[nước mắt]] và [[sữa mẹ]] cũng là các [[chất kháng khuẩn]].<ref>Moreau JM, Girgis DO, Hume EB, Dajcs JJ, Austin MS, O'Callaghan RJ (tháng 9 năm 2001). '''[http://iovs.arvojournals.org/article.aspx?articleid=2200058 "Phospholipase A(2) in rabbit tears: a host defense against Staphylococcus aureus"].'''(Phospholipase A (2) trong nước mắt của thỏ: sự phòng vệ vật chủ đối với tụ cầu khuẩn màu vàng) ''Investigative Ophthalmology & Visual Science''. '''42'''(10): 2347–54. [[PubMed Identifier|PMID]] [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/11527949 11527949]</ref><ref>Hankiewicz J, Swierczek E (tháng 12 năm 1974). '''"Lysozyme in human body fluids"''' (Lysozyme trong dịch cơ thể).''Clinica Chimica Acta; International Journal of Clinical Chemistry''. '''57''' (3): 205–9.[[Digital object identifier|doi]]:[https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/0009898174903982?via%3Dihub 10.1016/0009-8981(74)90398-2]. [[PubMed Identifier|PMID]] [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/4434640 4434640]</ref> [[Chất nhầy âm đạo]] cũng là một hàng rào hóa học cùng với [[kinh nguyệt]], vì chất nhầy hơi [[Axit|acid]] giúp hạn chế vi sinh vật. Trong khi đó, [[tinh dịch]] có chứa [[defensin]] và [[kẽm]] để diệt các mầm bệnh.<ref>Fair WR, Couch J, Wehner N (tháng 2 năm 1976)'''. "Prostatic antibacterial factor. Identity and significance'''" (Yếu tố kháng khuẩn tuyến tiền liệt: nhận diện và vai trò). ''Urology''. '''7''' (2): 169–77. [[Digital object identifier|doi]]:[https://www.goldjournal.net/article/0090-4295(76)90305-8/pdf 10.1016/0090-4295(76)90305-8].[[PubMed Identifier|PMID]] [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/54972 54972]</ref><ref>Yenugu S, Hamil KG, Birse CE, Ruben SM, French FS, Hall SH (tháng 6 năm 2003)'''.[https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1223422 "Antibacterial properties of the sperm-binding proteins and peptides of human epididymis 2 (HE2) family; salt sensitivity, structural dependence and their interaction with outer and cytoplasmic membranes of Escherichia coli"].'''(Tính chất kháng khuẩn của các protein gắn kết tinh trùng và các họ peptide của mào tinh hoàn (HE2); độ nhạy của muối, sự phụ thuộc cấu trúc và sự tương tác của chúng với các màng ngoài và tế bào chất của Escherichia coli)  ''The Biochemical Journal''. '''372''' (Pt 2): 473–83. [[Digital object identifier|doi]]:[http://www.biochemj.org/content/372/2/473 10.1042/BJ20030225]</ref> Trong [[dạ dày]], [[Dịch vị|acid dạ dày]] và [[protease]] đóng vai trò như bức tường hóa học mạnh mẽ giúp ngăn các mầm bệnh tiến vào.
 
Ở [[Cơ quan sinh dục|đường sinh dục]] và [[đường tiêu hóa]], những [[Vi khuẩn đường ruột|vi khuẩn]] sống [[hội sinh]] đóng vai trò như các hàng rào sinh học bằng cách cạnh tranh với [[vi khuẩn]] gây bệnh ở mặt dinh dưỡng và nơi ở, và trong một số trường hợp là bằng cách thay đổi điều kiện môi trường của chúng, như [[pH]] hoặc sắt tự do<ref>Gorbach SL (tháng 2 năm 1990). '''"Lactic acid bacteria and human health"''' (Vi khuẩn lactic và sức khỏe con người). ''Annals of Medicine''. '''22''' (1): 37–41. [[Digital object identifier|doi]]:[https://doi.org/10.3109%2F07853899009147239 10.3109/07853899009147239]. [[PubMed Identifier|PMID]] [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/2109988 2109988]</ref> Kết quả của mối quan hệ [[cộng sinh]] (hoặc [[hội sinh]]) giữa những lợi khuẩn này với hệ thống miễn dịch là các mầm bệnh sẽ rất khó để đạt đủ số lượng dẫn đến gây bệnh (do bị cạnh tranh mạnh mẽ). Tuy nhiên, vì hầu hết các kháng sinh không đặc hiệu nhắm tới [[vi khuẩn]] mà không ảnh hưởng đến nấm, thuốc kháng sinh đường uống có thể dẫn đến sự phát triển quá mức của nấm và gây ra các bệnh như [[candida âm đạo]] (bệnh do nấm).<ref>Hill LV, Embil JA (tháng 2 năm 1986)'''. [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1490817 "Vaginitis: current microbiologic and clinical concepts"]''' (Viêm âm đạo: các khái niệm vi sinh và lâm sàng hiện tại). ''CMAJ''. '''134''' (4): 321–31. [[PubMed Central|PMC]] [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1490817 1490817] . [[PubMed Identifier|PMID]] [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/3510698 3510698]</ref> Có nhiều bằng chứng cho thấy việc đưa thêm những vi sinh vật [[probiotic]], ví dụ như dòng thuần của lợi khuẩn ''Lactobacillus'' thường thấy trong [[sữa chua]] không được [[khử trùng Pasteur]], giúp khôi phục lại sự cân bằng tốt giữa các quần thể vi sinh vật trong nhiễm khuẩn đường ruột ở trẻ em và cũng là những dữ liệu ban đầu khuyến khích các nghiên cứu về [[vi khuẩn viêm vị trường]], [[Viêm ruột|bệnh viêm ruột]], [[nhiễm trùng đường tiểu]] và [[nhiễm trùng hậu phẫu]].<ref>Reid G, Bruce AW (tháng 8 năm 2003). [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1742800 '''"Urogenital infections in women: can probiotics help?"'''] (Đường sinh dục nhiễm trùng ở phụ nữ: probiotic có thể giúp đỡ?). ''Postgraduate Medical Journal''. '''79''' (934): 428–32.[[Digital object identifier|doi]]:[https://pmj.bmj.com/content/79/934/428 10.1136/pmj.79.934.428]. [[PubMed Central|PMC]] [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1742800 1742800] . [[PubMed Identifier|PMID]] [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12954951 1295495]</ref><ref>Salminen SJ, Gueimonde M, Isolauri E (tháng 5 năm 2005). '''[https://academic.oup.com/jn "Probiotics that modify disease risk"].'''(Probiotic thay đổi nguy cơ bệnh) ''The Journal of Nutrition''. '''135''' (5): 1294–8. [[PubMed Identifier|PMID]] [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15867327 15867327]</ref><ref>Reid G, Jass J, Sebulsky MT, McCormick JK (tháng 10 năm 2003). [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC207122 '''"Potential uses of probiotics in clinical practice"'''].(Cơ hội sử dụng probiotic trên thực tế lâm sàng) ''Clinical Microbiology Reviews''. '''16''' (4): 658–72.[[Digital object identifier|doi]]:[http://cmr.asm.org/content/16/4/658 10.1128/CMR.16.4.658-672.2003]. [[PubMed Central|PMC]] [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC207122 207122] . [[PubMed Identifier|PMID]] [https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/14557292 14557292]</ref>