Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Độ Richter”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã lùi lại sửa đổi 4136488 của 116.110.168.218 (Thảo luận)
n sao 2 đoạn 2 bài y nhau, biết "thang này" là thang nào?
Dòng 4:
Thang đo này được [[Charles Francis Richter]] đề xuất vào năm [[1935]]. Đầu tiên nó được sử dụng để sắp xếp các số đo về cơn động đất địa phương tại [[California]]. Những số đo này được đo bằng một [[địa chấn kế]] đặt xa nơi động đất 100 km.
 
Báo chí không chuyên môn về khoa học thường nói ra độ lớn động đất "theo [[thang Richter]]". Tuy nhiên, phần nhiều độ lớn được tính ngày nay thực sự là tính toán theo [[thang độ lớn mô men]], tại vì [[thang Richter]] cũ hơn không thích hợp với các độ lớn hơn 6,8. [[Trung tâm Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ]] (USGS) không sử dụng thang này<!--Thang này là thang nào?--> đối với các trận động đất có cường độ nhỏ hơn 3,5.
 
== Nguyên tắc ==
Thang đo Richter là một thang [[lôgarit]] với đơn vị là [[độ Richter]]. [[Độ RichterRichte]]r tương ứng với [[lôgarit thập phân]] của biên độ những sóng địa chấn đo ở 100 km cách [[chấn tâm]] của cơn động đất. [[Độ Richter]] được tính như sau:
<!--M<sub>L</sub> = lgA - lgA<sub>0</sub>-->
:<math>M_L=\lg(A)-\lg(A_0)</math>
với A là biên độ tối đa đo được bằng địa chấn kế và A<sub>0</sub> là một biên độ chuẩn.
 
Theo [[thang Richter]], biên độ của một trận động đất có độ Richter 6 mạnh bằng 10 lần biên độ của một trận động đất có độ Richter 5. Năng lượng được phát ra bởi trận động đất có độ Richter 6 bằng khoảng 31 lần năng lượng của trận động đất có độ Richter 5.
 
== Các mức độ ==
[[Thang Richter]] là một thang mở và không có giới hạn tối đa. Trong thực tế, những trận động đất có [[độ Richter]] lớn hơn hoặc bằng 9 là những trận động đất kinh khủng. Thí dụ trận động đất tại [[Chile]] ngày [[22 tháng 5]] năm [[1960]] với độ Richter bằng 9,5.
 
{| border="0" align="center" style="border: 1px solid #999; background-color:#FFFFFF"