Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Xung đột giành quyền kiểm soát tại quần đảo Trường Sa 1988”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rudotua (thảo luận | đóng góp)
Rudotua (thảo luận | đóng góp)
Dòng 98:
Năm 1945, sau khi [[Nhật Bản]] đầu hàng cuối Thế chiến thứ hai, [[Pháp]] và [[Trung Hoa Dân Quốc]] tái khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Trung Hoa Dân Quốc đổ quân lên đảo Ba Bình, chiếm giữ đến năm 1948. Từ 1946 đến năm 1948, Pháp gửi tàu chiến tới tuần tra quần đảo Trường Sa nhiều lần, và yêu cầu Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi quần đảo Trường Sa nhưng không tấn công quân Trung Hoa. Các bên chủ chốt hiện nay đang tranh chấp quần đảo Trường Sa thực sự đưa quân đến chiếm hữu lâu dài trở lại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa là từ năm 1956.
 
Ngày 7 tháng 7 năm 1951, [[Trần Văn Hữu]], chủ tịch phái đoàn chính phủ [[Quốc gia Việt Nam]] (ở thời điểm đó nằm trong [[Liên hiệp Pháp]] tức là thuộc sự kiểm soát của nước [[Pháp]]) tới dự Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản tuyên bố rằng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đã thuộc lãnh thổ [[Việt Nam]]. Tuy nhiên, tuyên bố này không được hội nghị công nhận do một số nước khác cũng tuyên bố chủ quyền tại đây. Do nhiều tranh cãi giữa các bên, vấn đề quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bị bỏ ngỏ, Hội nghị San Francisco không xác nhận chủ quyền của bất kỳ nước nào tại 2 quần đảo này, và văn kiện của hội nghị ký ngày 8 tháng 9 năm 1951 chỉ ghi về hai quần đảo là ''"Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với hai quần đảo"''.
 
Theo [[Hiệp định Genève, 1954|Hiệp định Genève năm 1954]], hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, do có vĩ độ nằm phía Nam [[vĩ tuyến 17 Bắc|vĩ tuyến 17]], địa điểm được dùng làm giới tuyến quân sự tạm thời chia Việt Nam làm hai vùng tập kết quân sự tạm thời, nên thuộc vùng tập trung của khối Liên hiệp Pháp (bao gồm cả chính phủ [[Quốc gia Việt Nam]]).