Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trận Roßbach”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Diễn biến: replaced: cả 2 → cả hai using AWB
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 28:
Friedrich Đại đế nhận định phải chiến thắng đối phương trong một trận đánh quy ước vì đây là cách duy nhất có thể cứu Phổ thoát khỏi hiểm họa này. Sau khi phân tích cục diện chiến trường, Friedrich đánh giá 3 binh đoàn của Pháp và quân đội La-Đức trên hướng tây là mắt xích nguy hiểm nhất, vì tổng quân số của d'Estrées, Soubise và Hildburghausen lên tới xấp xỉ 12 vạn người &ndash; nhiều nhất so với quân liên minh trên các hướng khác.<ref name="showalter"/>{{sfn|Redman|2014|p=110}}{{sfn|Tucker|2009|p=772}} Do đó, cuối tháng 8 Friedrich quyết định giao 4 vạn quân cho một bộ tướng kìm chân đại quân Áo ở Schlesien, về phần mình Friedrich trực tiếp chỉ huy hơn 2 vạn quân tinh nhuệ tiến sang hướng tây hòng đánh dứt điểm quân Pháp và quân đội La-Đức ở [[Thüringen]]. Ông ta dự định chia cắt 3 cánh quân Pháp-La-Đức đặng dễ bề đánh diệt từng cánh một; nhưng tại thời điểm Friedrich xuất chinh về phía tây, Soubise và Hildburghausen đã dần dần hội quân ở Sachsen. Friedrich chỉ còn hy vọng duy nhất là hợp lực với quân Hannover nhằm chia cắt đạo quân của d'Estrées với Soubise và Hildburghausen. Quân Phổ của Friedrich đã hành quân được 274&nbsp;km trong 2 tuần đầu tháng 9. Sử gia [[Dennis E. Showalter]] nhận định đây là một kỷ lục thần tốc hiếm có trong nền quân sự phương Tây giữa [[thế kỷ 18]]. Ngày 17 tháng 9, Friedrich hay tin Hannover ký hiệp định đầu hàng Pháp. Dù vậy, d'Estrées vẫn không có hành động kiên quyết để hội quân với Soubise và Hildburghausem. Thấy quân mình kém kỷ luật và tinh thần chiến đấu thấp, hai tướng này chủ trương rút quân tránh giao chiến với địch, làm Friedrich phải thực hiện hàng loạt cuộc rút lui chiến thuật để dụ họ tấn công. Những động thái này của vua Phổ đều vô ích.<ref name="showalter"/>
 
Ngày 10 tháng 10 năm 1757, Friedrich nhận tin một đơn vị khinh kỵ binh Áo đã chọckéo thủng hệ thống phòng thủ yếu ớt của quân Phổ ởvào [[Berlin|kinh đô Berlin]] và tiến vào thành phố. Friedrich vội vã chuyển hướng hành quân sang phía đông bắc để giải nguy cho [[thủ đô|kinh đô]]. Đến ngày 20 tháng 10, khi được biết khinh kỵ Áo chỉ cướp phá Berlin rồi rút đi nhanh, Friedrich điều quân trở lại hướng tây bắc Sachsen. Ngày 24 tháng 10, vua Phổ đến [[Torgau]], tại đây ông ta được báo cáo rằng quân liên minh Pháp-Đức đã vượt sang bờ đông [[sông Saale]] và tiến dần về mạn tây.<ref name="showalter"/>{{sfn|Redman|2014|p=110}} Friedrich lập tức gọi viện binh từ [[Magdeburg]] và [[Berlin]] đến giúp sức, và vào ngày 28 tháng 10 ông tập trung 31 tiểu đoàn bộ binh cùng 45 khối kỵ binh ở [[Leipzig]] để chuẩn bị nghênh chiến. Đến ngày 30 tháng 10 Soubise, Hildburghausen lại đổi ý lui quân sang bờ tây, nhưng lần này họ thiết lập một hệ thống phòng thủ vững chắc chứ không rút lui tránh giao tranh nữa.{{sfn|Duffy|2015|p=39}} Ngày 31 tháng 10, Friedrich đánh chiếm thị trấn [[Weißenfels]] và bắt gọn 300 đồn binh La-Đức; rồi từ đây ông dẫn 22 nghìn quân cùng 80 đại bác vượt sông Saale ngày 3 tháng 11. Khi đi trinh sát cùng một toán khinh kỵ binh vào buổi sáng hôm sau, Friedrich nhận thấy các vị trí phòng ngự của liên minh Pháp &ndash; quân đội La-Đức rất vững chắc và ông ước tính quân số của họ gồm 6 vạn người, đông gấp 3 lần số quân Friedrich hiện có. Friedrich cũng tiên liệu rằng lương thảo của quân Pháp và quân đội La-Đức đang cạn kiệt, nên sớm muộn họ sẽ phải tiến ra tấn công quân Phổ. Friedrich quyết định nhường thế chủ động cho quân đội đối phương, ông cho đóng quân doanh giữa 2 làng Bedra và Roßbach.<ref name="showalter"/>{{sfn|Redman|2014|p=110}}
 
== Diễn biến ==