Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đường Đại Tông”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 118:
 
=== Đối phó với Bộc Cố Hoài Ân ===
Từ sau khi đưa quân dẹp loạn An Sử, thế lực của Bộc Cố Hoài Ân ngày càng to, nắm trọn phần lớn đất Hà Bắc và Sóc Phương. Nhờ cầm quân lâu năm, Hoài Ân đã chiêu dụ được nhiều tướng lĩnh và binh sĩ về phe mình, bắt đầu này ý phản loạn. Từ sau khi thiết lập liên minh với Hồi Hột, nhiều tướng nghi ngại rằng Hoài Ân là cha vợ của Khả hãn Đăng Lý nên ngấm ngầm kết giao với Hồi Hột, có Tân Vân Kinh và Lạc Phụng Tiên sớ tố cáo lên Đại Tông. Đại Tông nể sợ thế lực của Hoài Ân, nên thường cố tình cho qua không hỏi đến, nhưng cũng không trị tội những người tố cáo Hoài Ân khiến Hoài Ân sinh ra bất mãn. Năm [[764]], Đại Tông phong Ung vương [[Đường Đức Tông|Lý Quát]] làm [[Hoàng thái tử]]. Mẹ của Thái tử là phu nhân TrầmThẩm thị bị mất tích sau loạn An Sử, Đại Tông nhiều lần sai sứ tìm kiếm mà không có kết quả<ref>[[Tân Đường thư]], quyển 76</ref>.
 
Tháng hai năm [[764]], Đại Tông sai [[Nhan Chân Khanh]] đến triệu [[Bộc Cố Hoài Ân]] về triều, nhưng sợ Hoài Ân không theo; bèn hỏi kế của Phần Châu biệt giá [[Lý Bão Chân]] rồi quyết định phong [[Quách Tử Nghi]], người mà Hoài Ân e ngại, làm Tiết độ sứ Sóc Phương để khiến Hoài Ân lo sợ mà phải về triều hỏi nguyên do. Nhưng Hoài Ân lúc này đang nắm giữ Hà Đông<ref>[[Vận Thành]], [[Sơn Tây]], [[Trung Quốc]] hiện nay</ref>, lại liên kết với [[Lý Kiệt Thành]] mưu phản Đường, trước tiên chiếm Thái Nguyên, nhưng việc bị [[Tân Vân Kinh]] phát hiện. Đại Tông lại phong [[Quách Tử Nghi]] làm Quan Nội, Hà Đông phó soái, Hà Trung Tiết độ đẳng sứ rồi Sóc Phương tiết độ đại sứ để đánh diệt. Tướng sĩ của Hoài Ân nghe tin tỏ ra dao động và bỏ sang hàng Tử Nghi, trong khi con trai của Hoài Ân là [[Bộc Cố Sướng]] bị quân Đường giết chết. Hoài Ân lo sợ, bèn bỏ chạy về Linh Vũ<ref>[[Tân Đường thư]], quyển 224</ref>.