Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nội chiến Trung Quốc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Uoat365 (thảo luận | đóng góp)
Uoat365 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 82:
Về phía Quốc dân đảng, sau khi chiến tranh kháng Nhật kết thúc, quân đội [[Tưởng Giới Thạch]] có trong tay hơn 5,7 triệu quân, đông gấp 5 lần đối phương, thêm vào đó là có nhiều trang bị hiện đại do người Mỹ viện trợ trong Thế chiến. [[Tưởng Giới Thạch]] nhanh chóng chuyển quân đến các khu vực mới giải phóng khỏi tay quân Nhật để ngăn chặn Đảng Cộng sản tiếp nhận đầu hàng từ tay quân Nhật.<ref name = "nat"/> [[Hoa Kỳ]] tiến hành không vận, chuyển nhiều đơn vị quân Quốc dân đảng từ miền Trung Nguyên đến miền Đông Bắc ([[Mãn Châu]]). Hoa Kỳ cũng hỗ trợ đáng kể cho Quốc dân đảng, với hơn 5 vạn [[Thủy quân lục chiến]] được gửi tới để canh giữ các vị trí chiến lược, 10 vạn binh lính Hoa Kỳ được đưa tới [[Sơn Đông]]. Hoa Kỳ giúp huấn luyện và trang bị cho hơn nửa triệu quân Quốc dân đảng, và vận chuyển quân Quốc dân đảng tới các vùng giải phóng và bao vây các khu căn cứ của Hồng quân.<ref name = "nat"/> Hoa Kỳ viện trợ cho Quốc dân đảng số lượng vũ khí thặng dư, trị giá hàng tỷ [[Đô la Mỹ|USD]], và cho vay hàng tỷ USD khác để Quốc dân đảng sử dụng mua vũ khí trang thiết bị quân sự.<ref>p23, U.S. Military and CIA Interventions Since World War II, William Blum, Zed Books 2004 London.</ref> Chỉ trong vòng chưa đầy hai năm sau khi chiến tranh Trung Nhật chấm dứt, Quốc dân đảng đã nhận 4.43 tỷ USD từ Hoa Kỳ, phần lớn trong số đó là viện trợ quân sự.<ref name = "nat"/>
 
Với danh nghĩa "tiếp nhận quân Nhật đầu hàng", các nhóm tư bản trong chính quyền Quốc dân đảng chiếm hầu hết các nhà băng, nhà máy, cơ sở thương mại trước kia bị Nhật chiếm.<ref name = "nat"/> Họ cũng tăng cường binh lực, tích trữ vật liệu chiến tranh, chuẩn bị cho cuộc chiến sắp tới với Đảng Cộng sản. Những hành động chuẩn bị vội vã và khắc nghiệt đó khiến cho đời sống dân chúng trở nên khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, tới 37,5% tại Thượng Hải.<ref name = "nat"/> Tư bản quan liêu đứng đầu là "4 họ" lớn (Tưởng Giới Thạch, Tống Tử Văn, Khổng Tưởng Hi, Trần Lập Phu đại diện) đã chiếm đoạt hầu hết các ngân hàng, xí nghiệp, của cải. Đến tháng 5/1946, "4 họ" này đã chiếm trên 80% tổng số tư bản sản nghiệp trong toàn quốc, nắm 2/3 số ngân hàng (2446/3489 ngân hàng) cả nước và số tài sản của "4 họ" trị giá 20 tỷ USD (theo thời giá lúc bấy giờ).

Nạn lạm phát và giá lương thực thực phẩm tăng vọt. Các cải cách của Quốc dân đảng cũng thất bại bởi nạn [[tham nhũng]], các quan chức Quốc dân đảng thường không quan tâm đến đời sống nhân dân địa phương, và thường ủng hộ giới địa chủ trong việc đánh thuế. Thời gian ấy trong dân gian có nhiều câu như ''"Đẳng trung ương, phán trung ương, trung ương lai liễu cảnh tao ương"'' (chờ trung ương, đợi trung ương, trung ương gây tai họa). Sự khó khăn và bất bình đẳng về kinh tế khiến Quốc dân đảng đánh mất sự ủng hộ của dân chúng. Phần lớn người dân, nhất là ở nông thôn, sẵn sàng ủng hộ Mao Trạch Đông, không ít người đã hỗ trợ lương thực hoặc gia nhập quân đội của Mao Trạch Đông để chống lại Quốc dân đảng.
 
Một số chiến lược tiêu cực của quân Quốc Dân đảng trong thời kỳ chống Nhật cũng gây mất lòng dân, như [[Sự kiện phá đê Hoa Viên Khẩu]] để ngăn quân Nhật, nhưng đã khiến 500.000 dân thường thiệt mạng vì lũ lụt. Vụ phá đê đã trở thành tiêu điểm để đảng Cộng sản tuyên truyền chống lại Quốc dân đảng. Khu vực bị ngập lụt đã trở thành một khu tuyển dụng màu mỡ cho [[đảng Cộng sản Trung Quốc]], những người đã tận dụng sự giận dữ của người sống sót đối với Quốc Dân đảng để đưa họ gia nhập hàng ngũ của mình. Vào thập niên 1940, khu vực này đã phát triển thành một căn cứ du kích quan trọng gọi là Căn cứ địa Dự Hoàn Tô (chữ Hán: [[:zh:豫皖苏区|豫皖苏]], bính âm: ''Yuwansu'').<ref name = lary />
 
Do thiếu nhân lực nên sau chiến tranh, Quốc Dân đảng cho phép ngụy quân ngụy quyền của Nhật được "duy trì trật tự an ninh ở địa phương", nên ở nhiều nơi, những tên [[Hán gian]] và quân đội tay sai của phát xít Nhật trước kia nay lại trở lại thành quân Quốc Dân đảng, gây ra sự bất mãn lan rộng trong nhân dân Trung Quốc.
 
Năm 1947, Quốc dân đảng ban hành một đạo luật buộc tất cả đàn ông có khả năng chiến đấu trong vùng họ kiểm soát đều cũng phải phục vụ trong quân đội. Các viên sĩ quan tham nhũng thường bán cho lái buôn phần gạo được cung cấp cho đơn vị của mình, gần 1/5 số lính mới đã chết vì đói ngay trong thời gian huấn luyện. Do bị đối xử tồi tệ, gần một nửa số lính mới đã trốn ra khỏi các trại huấn luyện, tinh thần chiến đấu của binh sĩ cũng xuống thấp.