Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đấu tranh sinh tồn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 7:
 
Thêm vào đó, Alfred Wallace đã sử dụng khái niệm về cuộc đấu tranh cho sự tồn tại để giúp đưa ra cùng một lý thuyết tiến hóa. Sau đó, T.H. Huxley tiếp tục phát triển ý tưởng về cuộc đấu tranh sinh tồn. Huxley đã không hoàn toàn đồng ý với Darwin về chọn lọc tự nhiên, nhưng ông đã đồng ý rằng có một cuộc đấu tranh cho sự tồn tại trong tự nhiên.
==Thuyết Darwin==
Charles Darwin đã sử dụng cụm từ "đấu tranh sinh tồn" theo nghĩa rộng hơn và chọn thuật ngữ như là tiêu đề của chương thứ ba trong tác phẩm về [[Nguồn gốc các loài]] xuất bản năm 1859. Sử dụng ý tưởng của Malthus về cuộc đấu tranh cho sự tồn tại, Darwin đã có thể phát triển quan điểm của ông về thích ứng, có ảnh hưởng lớn trong việc xây dựng lý thuyết về sự chọn lọc tự nhiên. Ông coi đấu tranh sinh tồn như một định luật bắt buộc duy nhất của tiến hóa, trong giới sinh vật đầy rẫy hiện tượng tranh nhau, mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé.
 
Dòng 13:
 
Ông cho biết thêm nếu sự tiến hoá của các chủng loại do sự đào thải nhân tạo, vậy sự đào thải tự nhiên có thể là yếu tố quyết định sự tiến hoá các chủng loại được không? Trong thiên nhiên, vai trò của người trồng trọt, chăn nuôi được thay thế bởi quy luật đấu tranh sinh tồn (strugle for existence. Darwin nhận thấy rằng: trong các sinh vật, một số “cá thể sinh vật” rất lớn phải bị tiêu diệt, chỉ một số nào sống sót. Nhiều loại sinh vật phải chết để nuôi sống loại sinh vật khác. Cuộc chiến đấu tiếp diễn không bao giờ ngừng, và loại ra khỏi cuộc đấu tranh để tồn tại tất cả những con vật, cây cối nào không đủ điều kiện tồn tại. Vì lẽ đó mới có sự thay đổi hình dạng của các sinh vật để thích nghi với những điều kiện mới, để tồn tại.
 
==Biểu hiện==
[[Tập tin:Raden Sarief Bustaman Saleh - Fight between a Javanese rhinoceros and two tigers.jpg|300px|nhỏ|phải|Họa phẩm cảnh hai con hổ đang tấn công một con tê giác]]