Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thuận Hóa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 3:
Năm 1069, sau cuộc chiến với [[Đại Việt]] dưới thời [[Lý Thánh Tông]] bị thua, vua [[Chiêm Thành]] đã cắt đất 3 châu phía bắc là Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh để cầu hòa, nhà Lý đặt tên vùng đất mới là Tân Bình. Năm [[1306]], vua Chiêm là [[Chế Mân]] lấy công chúa [[Huyền Trân]] và đổi lấy hai châu Ô, châu Lý còn lại làm quà sính lễ. Năm 1307, [[Trần Anh Tông]] tiếp thu hai châu vào [[Đại Việt]] và đổi tên là châu Thuận và châu Hóa. Sau này hai châu được gom lại thành '''phủ Thuận Hóa''' dưới thời nội thuộc [[nhà Minh]].
 
Năm 1466, [[Lê Thánh Tông]] phân chia địa giới hành chính cả nước Đại Việt thành 12 đạo thừa tuyên và chính thức đặt Thuận Hóa làm '''thừa tuyên Thuận Hóa''', bao gồm cả phủ Tân Bình. Năm 1558, [[Nguyễn Hoàng]] vào trấn thủ vùng đất này và cùng con cháu các đời xây dựng Thuận Hóa thành một vương quốc Nguyễn ở xứ [[Đàng Trong]] kéo dài xuống tận mũi [[Cà Mau]]. Đến đời [[nhà Hậu Lê]] và [[nhà Mạc]], Thuận Hóa là một đơn vị hành chính cấp tỉnh, trải dài từ Đèo Ngang (Quảng Bình) cho tới tận Nông Sơn, Quế Sơn, Duy Xuyên (Quảng Nam) ngày nay. Năm 1604, [[Nguyễn Hoàng]] đã cắt huyện [[Điện Bàn]] thuộc trấn Thuận Hóa, nâng lên thành phủ, sáp nhập vào trấn [[Quảng Nam]]. Thuận Hóa dưới thời các chúa Nguyễn ([[thế kỷ 17]]- [[Thế kỷ 18|18]]) là vùng đất trải dài từ phía nam [[đèo Ngang]] cho tới [[đèo Hải Vân]]<ref>Xem ''"Huế" có tự khi mô'' của Võ Hương An, đăng trong tập "Huế của một thời", Nam Việt xuất bản năm 2006.</ref>.
 
Có ý kiến cho rằng, theo cách gọi tắt của dân gian, từ Huế là do Thuận Hóa thành Hóa rồi đọc trại thành [[Huế]] như ngày nay<ref>Xem thêm [[Huế#Một số kiến giải về địa danh "Huế"|Một số kiến giải về địa danh "Huế"]]</ref>. Vào thế kỷ thứ 17, người châu Âu thường gọi Thuận Hóa là '''Singoa''', '''Sinoa''' hay '''Senna'''.