Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hành vi tập thể của động vật”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 23:
Sự hỗ trợ cho các chức năng xã hội và di truyền của tập hợp, đặc biệt là của những con [[cá]], có thể được quan sát thấy trong một số khía cạnh của hành vi của chúng. Ví dụ, các thí nghiệm đã chỉ ra rằng những con cá bị loại bỏ khỏi một khối cầu cá sẽ có tỷ lệ hô hấp cao hơn so với những con được tìm thấy trong khối cầu. Hiệu ứng này một phần là do stress, mặc dù các yếu tố thủy động lực học được coi là quan trọng hơn trong nghiên cứu cụ thể này. Khối cầu cá cũng phục vụ chức năng sinh sản vì chúng giúp tăng khả năng tiếp cận với bạn tình tiềm năng.
 
Một lý giải cho tập tính này chính là [[cơ chế tự vệ của động vật]]. Một phương pháp tiềm năng mà theo đó các đàn cá hoặc đàn gia cầm, đàn gia súc có thể cản trở kẻ thù là “''hiệu ứng rối trí của kẻ săn mồi''” được Milinski và Heller đề xuất và trình bày vào năm 1978. Lý thuyết này được dựa trên ý tưởng rằng nó sẽ làm khó cho kẻ ăn thịt để chọn ra một cá thể [[con mồi]] từ các nhóm vì quá nhiều mục tiêu cùng di chuyển tạo ra một cảm giác quá tải đối với [[thị giác]] của động vật ăn thịt làm rối trí và xao nhãng chúng. Các phát hiện của Milinski và Heller đã được chứng thực cả trong [[thí nghiệm]].
 
Một tác dụng chống động vật ăn thịt tiềm năng thứ hai của tập hợp động vật là giả thuyết “''nhiều cặp mắt''”. Lý thuyết này cho rằng khi kích thước của nhóm tăng lên, nhiệm vụ rà quét môi trường để phát hiện những kẻ săn mồi có thể được rải đều cho nhiều cá thể, và một lẽ đơn giản là nhiều cặp mắt trông chừng thì vẫn tốt hơn. Giả thuyết thứ ba về tác động chống lại kẻ ăn thịt của tập hợp động vật là hiệu ứng "''pha loãng bắt gặp''", người ta cho rằng con mồi tiềm năng có thể được hưởng lợi bằng cách sống chung với nhau vì một động vật ăn thịt ít có cơ hội gặp một nhóm đơn lẻ hơn là phân bố rải rác, người ta cũng cho rằng một kẻ săn mồi tấn công ít có khả năng bắt đươc một con vật nhất định khi có nhiều cá thể hơn.