Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Yom Kippur”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Utakem8 (thảo luận | đóng góp)
Utakem8 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 254:
 
Sáng hôm sau, ngày 23 tháng 10, các hoạt động ngoại giao hối hả tiếp diễn. Máy bay trinh sát của Liên Xô xác nhận quân Israel tiếp tục di chuyển về phía nam, và phía Liên Xô cáo buộc Israel phản trắc. Trong cuộc hội đàm qua điện thoại với bà Golda Meir, Henry Kissinger hỏi, "Làm thế nào mà người ta có thể biết được một giới tuyến tồn tại ở đâu trong sa mạc?" Meir trả lời, "Họ biết cả thôi." Kissinger biết được tin về đạo quân Ai Cập bị bao vây không lâu sau đó.<ref>Rabinovich, trang 465</ref>
 
Thực ra tình thế vẫn chưa phải là quá xấu với Ai Cập. Tuy Israel có bao vây được 30.000 quân của quân đoàn số 3, nhưng quân đoàn này vẫn duy trì được hàng ngũ và chưa tan vỡ. Ngoài ra, lực lượng Ai Cập vẫn còn quân đoàn số 2 với 40.000 quân đóng ở bờ tây kênh Suez, quân đoàn này vẫn có trang bị mạnh và đang giữ vững chắc vị trí của mình, chỉ cách vị trí quân đoàn 3 khoảng dăm chục km. Ai Cập hoàn toàn có thể sử dụng Quân đoàn số 2 và số 3 để tấn công từ 2 phía nhằm kết nối thành một tuyến thống nhất, nếu thành công thì không những quân đoàn 3 được giải cứu, mà chính quân Israel sẽ bị bao vây ngược. Nhưng đến lúc này, các lãnh đạo Ai Cập đã tỏ ra bạc nhược. Thay vì dồn sức quyết chiến, họ quay sang cầu cứu Liên Xô và Mỹ.
 
Kissinger nhận thấy tình hình rất có lợi cho Hoa Kỳ&mdash; Ai Cập phụ thuộc vào thiện chí của Mỹ để ngăn Israel bao vây Quân đoàn số 3, cắt đứt tiếp tế lương thực và nước cho quân đoàn này. Tình hình có thể được đàm phán để Mỹ đứng ra làm trung gian hòa giải xung đột, tách Ai Cập ra khỏi quỹ đạo ảnh hưởng của Liên Xô.
 
Ngày 28/10, dưới sức ép của Mỹ, Israel đã đồng ý cho Ai Cập chuyển thực phẩm và thuốc men cho quân đoàn số 3 đang bị mắc kẹt. Ngày hôm sau, Syria ngừng chiến.
 
=== Mặt trận phía bắc dịu đi ===