Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lưu Bị”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
clean up
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng Android
Dòng 597:
Trong quá trình phát triển sự nghiệp, Lưu Bị tỏ ra là người giỏi chiêu hiền đãi sĩ. Ông đã thu phục được nhiều hào kiệt phò tá như [[Gia Cát Lượng]], [[Bàng Thống]], [[Pháp Chính]], [[Hứa Tĩnh]], [[Mã Lương]] làm văn thần; [[Quan Vũ]], [[Trương Phi]], [[Hoàng Trung]], [[Mã Siêu]], [[Triệu Vân]], [[Ngụy Diên]] làm võ thần. Ông không kể thân sơ, trọng dụng cả những người là thủ hạ cũ của Lưu Chương như [[Lý Nghiêm]], [[Pháp Chính]], [[Hoàng Quyền]].
 
Khi còn ở Bình Nguyên, có người là Lưu Bình thuê thích khách giết Lưu BìnhBị. Thích khách đến nơi, thấy phong thái của Lưu Bị thì không nỡ ra tay, lại báo cho ông biết rồi bỏ đi. [[Trần Thọ]] nhận xét ''"Tiên Chủ được lòng người đến như thế"''. Ngụy thư chép ''"Lưu Bị bên ngoài phòng ngừa giặc cướp, bên trong rộng rãi giúp đỡ tiền của, từ binh sĩ tới thủ hạ, đều cho ngồi cùng chiếu, ăn cùng mâm, chẳng phân biệt gì cả. Bởi thế người theo về rất đông"''
 
Lưu Bị tỏ ra là người sáng suốt, biết nhìn người. Các tướng lĩnh, quân sư thân cận của ông đều rất trung thành, không ai có lòng mưu phản, kể cả sau khi Lưu Bị đã qua đời. Về điểm này, ông tỏ ra còn hơn cả [[Tào Tháo]] (nhiều tướng của Tào Tháo đã làm phản sau khi ông qua đời, trong đó nổi bật nhất là [[Tư Mã Ý]]). Sự ủy thác Lưu Thiện cho Gia Cát Lượng cho thấy ông đã chọn đúng người phụ chính cho con nhỏ. Trước lúc lâm chung ông cũng nhìn ra giới hạn năng lực của [[Mã Tốc]] và khuyên Gia Cát Lượng không nên quá trọng dụng vì Mã Tốc là người hay nói quá sự thật.<ref>Trịnh Phúc Điền, Khả Vĩnh Quyết, Dương Hiệu Xuân, sách đã dẫn, tr 640</ref> Thực tế sau này chứng minh nhìn nhận của ông về con người đều chính xác.