Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Xã hội dân sự”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Uoat365 (thảo luận | đóng góp)
Uoat365 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 51:
==Xã hội dân sự tại Việt Nam==
{{chính|Xã hội dân sự tại Việt Nam}}
Xã hội dân sự tại Việt Nam phát triển từ khi khái niệm dân chủ và quyền công dân được người Pháp đưa vào Việt Nam đầu thế kỷ 20. Trước năm 1945, các phong trào và tổ chức dân sự có sự phát triển bước đầu tại Việt Nam. Sau năm 1945, tại miền Bắc, xã hội dân sự bị hạn chế, gần như xóa bỏ. Trong khi tại miền Nam, xã hội dân sự vẫn tồn tại và phát triển, một số tổ chức trở thành công cụ đắc lực ngầm phục vụ cho các hoạt động chính trị của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam chống lại Mỹ. Sau năm 1975 và đến rất gần đây, xã hội dân sự không được phát triển tại Việt Nam do Việt Nam hạn chế các phong trào dân sự và lập hội, bởi lo ngại tiềm ẩn các nguy cơ an ninh. Mãi tới gần đây, xã hội dân sự bắt đầu phát triển trở lại. Trong đó, Nghị quyết số 37-NQ/TW về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030 của Đảng Cộng sản Việt Nam có đề cập đến "Xã hội dân sự" như là "vấn đề dâncần chủ,nghiên cứu trong việc "phát huy quyền làm chủ của người dân đi đôi với hoàn thiện hệ thống chính trị"<ref>{{Chú thích web|url=http://www.xahoidansu.org/2017/02/nghi-quyet-so-37-nqtw-ve-cong-tac-ly.html|title=Nghị quyết số 37 NQ-TWW về công tác lý luận}}</ref>
 
Quan điểm của các cơ quan an ninh Việt Nam cho rằng: xã hội dân sự có nhiều điểm tích cực; đó là hoạt động trong khuôn khổ pháp lý để thể hiện quyền làm chủ của nhân dân đối với xã hội và Nhà nước, góp phần giúp Nhà nước giảm bớt gánh nặng chi phí, tinh giản bộ máy, hoạt động hiệu quả và minh bạch; là cầu nối các cá nhân với Nhà nước; cùng với Nhà nước hoạch định và tổ chức phản biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách. Song thực tiễn ở các nước Liên Xô và Đông Âu năm 1990, hay biến động chính trị ở Trung Đông, Bắc Phi năm 2012 đã cho thấy: các thế lực bên ngoài đặc biệt chú trọng thúc đẩy, hình thành các tổ chức xã hội dân sự theo tiêu chí phương Tây, từng bước tạo ra tổ chức đối lập, hình thành xã hội đa đảng; áp đặt các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa theo kiểu của họ, thực hiện “[[Cách mạng màu]]”, “[[Mùa xuân Ả Rập]]”... coi đó là phương thức hoạt động chủ yếu nhằm lật đổ chế độ xã hội ở các quốc gia này<ref>http://congan.com.vn/tin-chinh/chinh-tri-thoi-su/phong-chong-hoat-dong-loi-dung-xa-hoi-dan-su-de-chong-pha-dang-nha-nuoc_42589.html</ref><ref>http://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/Lat-tay-muu-do-doi-lot-xa-hoi-dan-su-chong-pha-dat-nuoc-343556/</ref>.
 
==Tham khảo==