Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bùi Tín”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Uoat365 (thảo luận | đóng góp)
Uoat365 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 22:
Về việc "trực tiếp tiếp nhận đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh": Trong bài viết về sự kiện 30 tháng 4, nhà báo người Đức [[Borries Gallasch]], người có mặt tại đài đài phát thanh và giúp các sĩ quan [[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] ghi âm tuyên bố đầu hàng của Tổng thống [[Dương Văn Minh]]<ref>[http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/ngày 29 tháng 4 năm 2011-nha-bao-nuoc-ngoai-duy-nhat-tai-dinh-doc-lap-ngay-30-4 Nhà báo nước ngoài duy nhất tại dinh Độc Lập ngày 30.4],Vietnamnet, 01/05/2011 (trích tác phẩm Ho-Tschi-Minh-Stadt. Die Stunde Null. Reportagen am Ende eines dreißigjährigen Krieges, Borries Gallasch & Nayan Chanda, Rowohlt Publisher, 1975)</ref>, tường thuật sự kiện kể từ khi chiếc xe tăng đầu tiên của Quân giải phóng Miền Nam tiến vào Dinh Độc lập cho đến khi Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh. Ông kể những gì mình chứng kiến về diễn biến quá trình Đại úy Phạm Xuân Thệ bắt Tổng thống Dương Văn Minh và Trung tá Bùi Văn Tùng tiếp nhận đầu hàng tại Đài phát thanh Sài Gòn. Trong toàn bài tường thuật, ông không có lời nào nhắc đến Bùi Tín.<ref name="SPIEGEL">Börries Gallasch, ''Bruder Minh, fürchte dich nicht'', SPIEGEL, số 21/1975, 19/5/1975, tr. 94-98 [http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-41496551.html?name=Bruder+Minh%2C+f%26uuml%3Brchte+dich+nicht html] [http://wissen.spiegel.de/wissen/image/show.html?did=41496551&aref=image035/E0533/PPM-SP197502100940098.pdf PDF]</ref>
 
===Trở thành nhà bất đồng chính kiến===
Tháng 9 năm 1990 Bùi Tín sang [[Pháp]] dự hội hàng năm của báo ''[[L'Humanité]]'' (Nhân Đạo, báo của [[Đảng Cộng sản Pháp]]), rồi quyết định không về nước mà xin tỵ nạn tại Pháp, với lý do là để "đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền" theo cách của ông. Ban đầu ông phê phán đường lối hiện hành của ban lãnh đạo [[Đảng Cộng sản Việt Nam]] mà ông cho rằng đã xa rời lý tưởng [[chủ nghĩa cộng sản]]. Dần dần, quan điểm của ông ngả sang phê phán cả chủ nghĩa cộng sản và lý thuyết xã hội chủ nghĩa, đòi hỏi việc phá bỏ hệ thống chính trị ở Việt Nam.