Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cung Công”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Cộng Công''' ([[chữ Hán]]: 共公) là [[thụy hiệu]] của một số vị [[quân chủ]].
 
Cộng Công là đệ tử của Cửu Thiên Huyền Nữ, là sư huynh của Huyền Thiên Ngọc Nữ. « Nguyên Dương chí lược » xưng là: Cộng Công
 
Cửu Thiên Huyền Nữ cùng Nữ Oa bất hòa, liền phái Cộng Công đi giúp Xi Vưu – đối địch lại với Hoàng Đế được Nữ Oa ủng hộ. Hoàng Đế tại nam dã tập kích Xi Vưu, Cộng Công tiến đến nghênh chiến, một mình độc cản tọa hạ của Hoàng Đế là bốn vị đại tướng Chúc Dung, Lực Mục, Cú Mang, Anh Chiêu mà không hề bị thất thế, về sau Nữ Oa tại Không Chu Chi Sơn thiết lập đàn phong thiên, khiến quân đội Xi Vưu không thể lui lại, Cộng Công giận dữ, nhìn trời mắng to thiên thần bất công, sau đó đâm đầu vào Bất Chu Sơn mà chết, phá phong thiên trận của Nữ Oa, khiến tộc Cửu Lê có thể đào vong. Cộng Công, chết trong trận Trác Lộc. (Cửu Thiên Huyền Nữ là lão sư của Hoàng Đế, từng dạy Hoàng Đế thuật kỳ môn độn giáp)
 
Trong truyền thuyết, Cộng Công thuộc bộ lạc tạo phản dưới thời Nữ Oa cầm quyền, nguyên do ban đầu bộ tộc Cộng Công cai quản thủy chính, chủ quản phương diện trị thủy, sau đó Nữ Oa tranh đoạt quyền thống trị, Nữ Oa phái bộ tộc hỏa chính ( "Chúc Dung" chính là hậu thế của hỏa chính) đánh bại bộ tộc Cộng Công. Cộng Công dẫn đầu bộ tộc đào vong, phá hủy Bất Chu Sơn dự đoán khí tượng, dẫn đến việc Nữ Oa không có cách nào hiểu rõ khí tượng biến hóa, không thể dự báo hồng thủy để có đối sách kịp thời, cuối cùng bị hồng thủy càn quét, khiến rất nhiều bộ lạc tử thương. Nữ Oa chỉ huy bộ hạ đốn củi làm thuyền, tiến hành cứu viện, đằng sau lại chỉ huy mọi người trị thủy, lấy các loại “Thạch Liêu” (vật liệu đá) cùng "Lô Hôi" (sậy trộn lẫn vôi) làm chủ. Cho nên sau này mới có tích "Cộng Công phẫn nộ động Bất Chu Sơn", "Nữ Oa tạo người", "Nữ Oa luyện đá vá trời".
 
Từ thời Bàn Cổ khai thiên tích địa, Thủy Thần Cộng Công đã luôn không hợp với Hỏa Thần Chúc Dung. Cộng Công phát động tiến công, đảm nhiệm vị trí thống lĩnh Tương Liễu và Phù Du, mãnh liệt tiến vào nơi ở của Hỏa Thần Chúc Dung là Quang Minh Cung, dập tắt thần hỏa quanh năm rực cháy ở đó, khiến đại địa lập tức phủ một màu đen kịt.
 
Hỏa Thần Chúc Dung toàn thân bốc hỏa diễm bước ra nghênh chiến. Những nơi hắn đến mây mù trong vắt, vũ thủy tề thu; hắc ám lặng lẽ thối lui, đại địa tái hiện một màu quang minh.
 
Thủy Thần Cộng Công thẹn quá hoá giận, lệnh cho Tương Liễu và Phù Du đem nước ngũ hải tam giang lên đổ vào nơi của bọn Chúc Dung. Tức khắc, khí đục bốc lên trên không trung, sóng đen cuồn cuộn, mây trắng bị che lấp, hỏa thần lại bị dập tắt. Thế nhưng hồng thủy vừa lui, hỏa thần lại cháy lên, cộng thêm Chúc Dung mời Phong Thần đến hỗ trợ, gió trợ uy lửa, lửa thuận thế gió, hừng hực lao về phía Cộng Công. Cộng Công muốn giữ lại hồng thủy ngự hỏa, thế nhưng nước cứ chảy xiết ngàn dặm, chỗ nào lưu được? Hỏa diễm mạnh mẽ cuốn tới, bọn Cộng Công bị thiêu đến sứt đầu mẻ trán, nghiêng trái ngã phải. Cuối cùng Cộng Công suất lĩnh thuỷ quân vừa đánh vừa lui, trốn về biển cả.
 
Hắn vốn cho rằng Chúc Dung thấy hồng thủy sẽ biết khó mà lui, bởi vậy đứng trong thủy cung đắc ý. Không ngờ Chúc Dung lần này hạ quyết tâm tất thắng, dùng tốc độ cao nhất truy kích. Hỏa long vừa đến, nước biển không khỏi cuồn cuộn xoay chuyển, tách ra hai bên, để lộ một con đường. Chúc Dung thẳng bước vào thủy cung, khiến Thủy Thần Cộng Công đành phải đi ra nghênh chiến. Kết cục, Hỏa Thần Chúc Dung thu được toàn thắng, Phù Du chết, Tương Liễu bỏ trốn mất dạng, Cộng Công tâm lực quá độ, không cách nào chiến thắng, chật vật chạy về phía chân trời.
 
Cộng Công một mực chạy trốn tới Bất Chu Sơn, nhìn lại, truy binh đã gần đến. Cộng Công vừa thẹn lại vừa phẫn, liền đâm đầu vào Bất Chu Sơn. "Rầm" một tiếng, Bất Chu Sơn bị Cộng Công phá hủy. Bất Chu Sơn chao đảo, đại nạn giáng xuống nhân gian. Nguyên do Bất Chu Sơn là đại trụ chống trời, cột vừa gãy, nửa bầu trời liền sụp xuống, lộ ra thạch cốt lởm chởm, nhiều lỗ thủng xuất hiện. Lập tức Thiên Hà trút xuống, hồng thủy tràn lan. Trứ danh "Xung khắc như nước với lửa" cũng bắt nguồn từ trận đại chiến này. Về sau mới có sự tích Nữ Oa luyện đá vá trời, khiến đại địa trở lại bình yên.
 
==Danh sách==